Phụ huynh cần nhớ rằng bổ sung kẽm là bước quan trọng để giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và phát triển não bộ, cũng như giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, hãy bao gồm thực phẩm giàu kẽm như thịt, hải sản, đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày của bé.
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh phát triển thể chất khỏe mạnh là lời khuyên của bác sĩ dành cho các mẹ. Nguyên nhân bởi khi bé còn quá nhỏ, sức đề kháng yếu dễ mắc các căn bệnh. Do đó, mẹ cần bổ sung lượng kẽm đầy đủ cho bé mỗi ngày thông qua các hình thức khác nhau.
Bố mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh , đặc biệt là những bé còi xương, biếng ăn,… để bé có thể vui vẻ và năng động hơn trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về vai trò cũng như cách bổ sung lượng kẽm phù hợp nhất.
1. Kẽm có tác dụng gì với sự phát triển của trẻ?
Cũng như các chất dinh dưỡng khác, kẽm là chất thiết yếu giúp duy trì sự sống cũng như phát triển chiều cao, cân nặng của bé. Đối với trẻ sơ sinh, yếu tố này lại càng quan trọng, hình thành nên sức đề kháng để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Không những vậy, kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp các tế bào enzym và protein nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng về cả cân nặng và chiều cao của bé trong giai đoạn đầu đời.
Ngoài ra, với những bé mắc chứng lười ăn hoặc biếng ăn thì bổ sung kẽm sẽ tăng cảm giác ngon miệng, kích thích bé ăn ngon cũng như bảo vệ khứu giác và vị giác. Đối với những trẻ hiếu động, thường xuyên chạy nhảy thì chất kẽm còn đóng vai trò giúp vết thương nhanh lành và phòng chống bệnh tật.
2. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh khi nào?
Để biết có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh hay không, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ thường có biểu hiện ăn không ngon, ngủ không yên. Bé ăn kém hoặc lười ăn, thậm chí dễ quấy khóc và mệt mỏi.
- Hệ miễn dịch của bé yếu dễ mắc các bệnh như da, viêm phổi, sốt rét,… Đặc biệt với những bé hiếu động thì khi bị thương sẽ rất lâu lành.
- Không những còi cọc, chậm phát triển mà bé còn hấp thụ chất dinh dưỡng kém, thường xuyên bị các bệnh về hệ tiêu hóa , tiêu chảy.
- Vùng tóc sau gáy của bé bị rụng và mỏng dần. Không những vậy, bé thường có biểu hiện chảy nước mũi, nổi các mẩn đỏ, phát ban hoặc nổi mụn trên cơ thể.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Tùy theo tình trạng thể chất và mức độ thiếu kẽm của trẻ như thế nào mà bạn có cách bổ sung cho phù hợp. Thông thường, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ cần bổ sung khoảng 5mg/ ngày để đảm bảo cho bé phát triển. Khi con có biểu hiện thiếu kẽm, mẹ cần quan sát và tìm hiểu kĩ để tránh những sai sót như thừa hoặc thiếu kẽm.
Đầu tiên là nguồn sữa mẹ. Đây là thức ăn chính của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Cơ thể bé phát triển hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ cho con bú nên ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung khoảng 19 mg/ngày để có thể nuôi con. Khi trẻ đã đến độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bằng cách ăn dặm . Mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé với nhiều thực phẩm có chứa kẽm để tăng hiệu quả hấp thu như thịt bò, trứng, tôm, đậu nành,…
Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé các thức ăn có nhiều chất canxi vì canxi có thể tăng bài tiết kẽm giúp cho cơ thể bé khỏe mạnh hơn. Hoặc để an tâm hơn, mẹ có thể đưa bé đi khám ở bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác về tình trạng của con cũng như nhờ tư vấn giải pháp phù hợp nhất đối với bé.
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh với những biện pháp đơn giản và thiết thực nhất sẽ giúp bé khỏe mạnh và nhanh lớn hơn. Mẹ hãy tìm hiểu vàcung cấp cho con đầy đủ nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết về việc bổ sung kẽm cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt! #ChămSócTrẻSơSinh #NuôiDạyConCái