Tìm hiểu về động thai và những lưu ý quan trọng cho bà bầu

0
15

Động thai là cử động của thai nhi trong tử cung của bà bầu. Điều quan trọng là cảm nhận động thai thường xuyên từ tuần thứ 16 trở đi. Bà bầu cần chăm sóc sức khỏe, ăn uống đủ dinh dưỡng, duy trì lịch trình khám thai định kỳ và hạn chế stress. Nếu có bất kỳ vấn đề nào như giảm động thai, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Động thai là gì? Động thai có nguy hiểm cho mẹ không và nguy hiểm như thế nào? Chắc chắn đây là câu hỏi hầu như chị em nào cũng rất quan tâm. Động thai là một triệu chứng dễ dàng bắt gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu mẹ bầu lơ là trong chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hoặc xuất hiện các dấu hiệu như ra máu, đau bụng dưới,…thì nguy cơ động thai là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, việc nắm rõ các kiến thức về triệu chứng này là vô cùng cần thiết đối với các mẹ bầu.

Mẹ bầu bị động thai thường có nguy cơ sảy thai cao – Ảnh Internet

1. Động thai là gì?

Động thai (hay còn gọi dọa sảy thai) là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ (đặc biệt là trong 3 tháng đầu). Biểu hiện điển hình nhất là ra máu âm đạo, kèm theo đau bụng, bụng dưới trướng lên, nếu xuất hiện các dấu hiệu như trên, mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ để tránh những tình huống không may xảy ra.

2. Nguyên nhân gây động thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai như:

– Quá trình trứng thụ tinh có trục trặc

– Mẹ bầu mắc các bệnh về máu hoặc bị các vấn đề về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung,…

– Do cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, mệt mỏi, nghỉ ngơi không hợp lý, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

– Còn có thể là do nhiễm sắc thể của bé bị bất thường, dẫn đến việc bé sẽ mắc một số bệnh mãn tính như: suy tim, thận,…

Cơ thể suy nhược có thể dẫn tới động thai – Ảnh Internet

3. Dấu hiệu động thai

– Đau bụng, bụng dưới trướng lên, đau lưng

– Ra máu âm đạo

– Dịch nhờn âm đạo ra nhiều

– Xuất hiện các cơn co thắt vào đầu thai kỳ

– Do chỉ số HCG dương tính, và hiện tượng bóc tách bánh nhau xảy ra

Ra máu âm đạo là 1 trong những dấu hiệu động thai dễ bắt gặp – Ảnh Internet

4. Nên làm gì khi động thai?

Hiện tại, chưa có một cách xử lý nào được coi là tối ưu đối với triệu chứng động thai. Nhưng nếu có xuất hiện các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, nặng, tránh việc đi lại xa và lâu. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ dưỡng, những thực phẩm dễ tiêu được ưu tiên, rau quả, trái cây, thực phẩm an thai được khuyên dùng.

Mẹ bầu lưu ý rằng không tự áp dụng những phương thuốc bắc hoặc các bí quyết mà vẫn chưa có sự cho phép và tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo, để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra, gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.

Bên cạnh đó là việc khám thai định kì để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp khi động thai như: kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung,…

Làm việc nặng, suy nhược cơ thể dễ bị động thai hơn bao giờ hết – Ảnh Internet

5. Cách phòng, tránh động thai

– Luôn giữ tâm lý thoải mái, ổn định, tránh tình trạng stress, căng thẳng.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các thức ăn dễ tiêu hóa, rau xanh, trái cây,…

– Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng nhọc, tránh tác động mạnh đến vùng bụng, tuyệt đối không được thức khuya.

– Tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn, cocain, cafein,… 

– Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe như: đi bộ ngắn, yoga,…

– Khám thai định kỳ là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Đi bộ ngắn giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái hơn – Ảnh Internet

6. Phân biệt động thai và sảy thai

Động thai và sảy thai tuy khác nhau, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn 2 hiện tượng này:

  • Động thai : khi có các dấu hiệu như trướng bụng dưới, đau bụng, ra máu âm đạo,… nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi tử cung. Cổ tử cung lúc này có thể đóng hoặc mở, những các thành phần của thai nhi chưa bị thoát ra.
  • Sảy thai : Thai nhi đã chết trong bụng mẹ và đang bị đẩy ra khỏi tử cung. Có 2 trường hợp xảy ra:

– Sảy thai hoàn toàn là những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai, sẽ xổ ra cùng một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn sẽ tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt.

Mẹ bị sẩy thai thường bị đau bụng và khó chịu – Ảnh Internet

– Sảy thai không hoàn toàn là một phần của thai và ở trường hơp này nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau bụng nhưng máu âm đạo ra liên tục, có thể bị băng huyết.

Động thai là gì – như vậy qua những thông tin chi tiết đề cập ở trên, chắc có lẽ các mẹ cũng đã biết được sự nguy hiểm và đe dọa của nó đối với thai nhi, cũng như bản thân. hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp phần nào, để các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thông tin về động thai và lưu ý cho bà bầu. Nhớ luôn theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai nhi để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Hãy thăm bác sĩ thường xuyên để được tư vấn chính xác và kịp thời.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận