Tiêm phòng thủy đậu là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Lịch tiêm thường được khuyến nghị cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi và lặp lại sau mỗi 6 tháng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi, trẻ bị dị ứng với thành phần của vắc xin, hoặc trẻ mắc các bệnh nặng như viêm não không nên tiêm. Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng cho trẻ.
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi nào là vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm, để có thể giúp trẻ phòng tránh được căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm này. Dưới đây là những gợi ý khi tiêm vắc xin thủy đậu, cũng như những trường hợp trẻ không được tiêm. Mẹ hãy cùng tham khảo để biết cách phòng ngừa tối đa những rủi ro cho trẻ, đảm bảo phát huy hết hiệu quả của vắc xin, cùng những lưu ý cần thiết khác nhé.
1. Những điều cần biết về căn bệnh thủy đậu
Thủy đậu (hay còn gọi trái rạ, phỏng rạ) là một bệnh lây nhiễm cao do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra ở hầu hết mọi độ tuổi, thế nhưng thường mắc nhiều nhất vẫn là ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Trẻ bị nhiễm thủy đậu bàng 2 cách. Đầu tiên là cách gián tiếp, do tiếp xúc với môi trường có tồn tại virut gây thủy đậu từ người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, tuyến nước bọt hay dịch mũi bắn vào môi trường, nếu hít phải chúng vào cơ thể, nghiễm nhiên sẽ mắc bệnh. Cách thức hai là tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt, nước mũi của người bệnh. Do đó hãy hạn chế, tốt nhất nên cách ly, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc khu vực có người nhiễm bệnh.
Ở Việt Nam, bệnh thủy đậu diễn ra phổ biến quanh năm, nhất là vào mùa nóng, hoặc cuối đông, đầu xuân. Sự truyền nhiễm của căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, đầu tiên là việc sẽ in hằn những vết sẹo lõm sau khi hết bệnh, nguy hiểm hơn có thể gây viêm phổi, viêm màng não, viêm thận…Do đó, cách tốt nhất là chủ động tiêm vắc xin để phòng ngừa thủy đậu tấn công từ sớm cho trẻ.
- Các dấu hiệu nhận biết ở từng giai đoạn nhiễm bệnh
Giai đoạn đầu phát bệnh : Sau khi nhiễm virus thủy đậu, trong vòng 10-14 ngày, trên mặt sẽ nổi các nốt mụn nước ( nếu nặng sẽ phồng các nốt mụn mủ) tầm 1-3mm. Ban đầu sẽ nổi khắp mặt rồi dần dần lây sang toàn cơ thể trong vòng 1 ngày.
Giai đoạn đang bị bệnh : ở giai đoạn này, ngoài việc bị nổi các nốt thủy đậu, trẻ còn gặp nhiều triệu chứng phiền toái khác như nhức đầu, biếng ăn, quấy khóc, sốt nhẹ, nôn mửa, bỏ bú trong khoảng 7-10 ngày.
Giai đoạn phục hồi lành bệnh : sau thời gian 1 tuần đến 10 ngày trẻ sẽ được hồi phục nếu không có những biến chứng bất lợi nào xảy ra, các nốt bỏng rạ sẽ cô lại, khô mài và đóng thành các vảy từ từ bong tróc mà không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn này, các mẹ không thận trọng giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách cho trẻ thì có thể sẽ để lại sẹo.
2. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng thủy đậu cho trẻ
Các mẹ cần chú ý nên lựa chọn tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi nào để giúp trẻ được bảo vệ tối ưu. Thời điểm được cho là hoàn hảo để phòng bệnh hiệu quả nhất là, tiêm chủng trước khi mùa dịch bùng phát ít nhất 1 tháng, để phát huy tác dụng hiệu quả nhất. Đồng thời, tránh tình trạng tiếp xúc với người bệnh trong mùa dịch, hạn chế chen lấn, chờ đợi, đặc biệt có thể khan hiếm vắc xin do nhu cầu chủng ngừa tăng khá cao. Đáng chú ý, vắc xin thủy đậu cần 1-2 tuần mới có thể phát huy tác dụng, do vậy nên tiêm trước mùa dịch để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bên cạnh việc các nhà nhà nghiên cứu đã khuyến cáo không nên tiêm vắc xin cho trẻ trong mùa dịch, vì tỉ lệ trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh rất cao, lây lan nhanh chóng trước khi có những biểu hiện rõ rệt và việc tiêm phòng cũng chưa thấm để phát huy tác dụng, thì tốt nhất nên chủ động tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin thủy đậu cho cả trẻ em và người lớn để được bảo vệ và phòng bệnh tối ưu.
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi nào vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ không nên tùy ý mà cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn và lịch trình tiêm cụ thể. Cho trẻ tiêm mũi đầu tiên khi từ 13-18 tháng tuổi và mũi vắc xin thứ hai khi trẻ từ 4-6 tuổi.
Với sự tiến bộ của đời sống hiện đại, từ năm 2005, vắc xin ngăn ngừa thủy đậu có thể được kết hợp chung với loại vắc-xin cho bệnh sởi, quai bị, rubella trong duy nhất một mũi tiêm gọi là MMRV. Tuy nhiên, nếu trẻ có tiền sử bị co giật thì hãy tiêm phòng thủy đậu riêng rẽ với những vắc-xin còn lại, để đảm bảo sự an toàn tối đa.
3. Những đối tượng nên cân nhắc trước khi tiêm phòng thủy đậu
Tiêm vắc xin chính là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân tránh khỏi căn bệnh thủy đậu truyển nhiễm từ sớm, tốc độ lây lan cao. Tuy nhiên, những đối tượng trẻ em sau đây cần thận trọng tham khảo ý khiến bác sĩ trước khi tiến hành tiêm chủng:
- Người đang bị đau ốm, hệ miễn dịch kém.
- Người có tiền sử dị ứng với thành phần gelatin hoặc neomycin của vắc xin.
- Người đang truyền máu hoặc trong quá trình bị ung thư, nhiễm HIV/AIDS, phải điều trị thuốc (ví dụ như steroid) hoặc hóa, xạ trị làm suy giảm sức đề kháng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai thì không tiêm vắc xin này, vì nó chỉ thích hợp cho phụ nữ tiêm chủng trước thời gian mang thai ít nhất là 3 tháng.
Hi vọng một số thông tin trên đây có thể giúp các mẹ giải đáp thắc mắc tiêm phòng thủy đậu cho trẻ khi nào để hạn chế tối đa nguy cơ mắc, nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Qua đó, mẹ cũng sẽ giúp hiểu rõ hơn về những tác dụng tích cực mà vắc xin thủy đậu đem lại, đồng thời có những quyết định đúng đắn khi tiêm phòng cho trẻ.
Thủy Nguyễn tổng hợp
Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Đừng quên theo dõi lịch tiêm phòng và những trường hợp không nên tiêm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhé!