Bệnh Kawasaki là bệnh viêm mạch máu ở trẻ, gây sốt cao, phát ban, viêm mắt và các biểu hiện khác. Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến yếu tố miễn dịch. Điều trị bằng kháng viêm, globulin miễn dịch và aspirin để giảm cơ đau và viêm. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch và sụp tim.
Bệnh kawasaki hay còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hay hội chứng hạch bạch huyết dưới da sốt cấp tính. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng làm viêm tắc và giãn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử ở trẻ.
Cách nhận biết bệnh như thế nào?
Bệnh kawasaki được đặt theo tên của bác sỹ người Nhật, Tomisaku Kawasaki người đã có công phát hiện ra căn bệnh này vào năm 1967. Ở Việt Nam, kawasaki vẫn còn lạ lẫm với nhiều người, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ.
Bệnh kawasaki mặc dù vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng tỷ lệ trẻ bị bệnh này khá cao
Tuy nhiên, theo thông kê mỗi năm bệnh viện Nhi đồng TP.HCM tiếp nhận hàng trăm ca bị nhiễm kawasaki. Bệnh thường khó chẩn đoán, nếu không được phát hiện và điều trị sớm trẻ có thể bị tử vong. Theo các bác sỹ kawasaki thường xuất hiện vào mùa đông hoặc mùa xuân.
Bệnh có các biểu hiện sau:
Nếu trẻ bị sốt cao liên tục trong 5 ngày kèm theo các biểu hiện dưới đây:
+Hai mắt đỏ
+Môi màu đỏ, bị khô và nứt nẻ, lưỡi đỏ màu quả dâu tây
+ Niêm mạc và yết hầu màu đỏ lan tỏa
+ Xuất hiện màu đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân
+ Chân tay phù cứng
+ Bị bong tróc da ở đầu ngón tay
+ Bị ban màu hồng toàn thân, hoặc tróc da quanh hậu môn.
Các bác sỹ chia kawasaki thành 3 giai đoạn điều trị khác nhau:
Giai đoạn phát bệnh: Trẻ bị sốt cấp tính trong vòng 10 ngày, thân thể bị nổi ban, hạch, phù ở chân tay hoặc bị đau mắt đỏ và nổi ban.
Giai đoạn ủ bệnh : Bệnh kéo dài 2 tuần, trẻ sẽ bị tăng tiểu cầu, tăng máu lắng đọng, tróc da và dần dần hạ sốt.
Giai đoạn phục hồi sau điều trị: Sau khi được chẩn đoán và điều trị trẻ sẽ mất dần các triều chứng lâm sàng và dần phục hồi thể trạng. Giai đoạn này thường kéo dài, sau điều trị người bệnh sẽ suy nhược cơ thể cần được tẩm bổ để nhanh chóng lấy lại thể trạng.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được nguyên nhân tại sao trẻ lại bị hội chứng Kawasaki. Tuy nhiên các bác sỹ đều đồng ý rằng; nguyên nhân của Kawasaki rất có thể là do lây nhiễm từ virut, vi khuẩn nhưng đa phần do yếu tố di truyền, thường xảy ra đối với những người có nguồn gốc tổ tiên là người Nhật Bản.
Sự nguy hại của Kawasaki đối với sức khỏe của trẻ
Trẻ bị kawasaki nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gặp các biến chứng về tim mạch như: tim to, rối loạn nhịp tim, suy tim dẫn đến viêm tắc và giãn mạch vành có thể bị nhồi máu cơ tim, gây tử vong ở trẻ.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm kawasaki trẻ sẽ gặp các biến chứng về tim mạch
Không những thế, khi bị hội chứng kawasaki trẻ dễ bị sưng khớp, viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột, bạch cầu trong máu tăng cao, mạch vành bị giãn ra. Dẫn đến trẻ bị phình hoặc giãn động mạch vành, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu được phát hiện và điều trị sớm trong vòng 10 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?
+ Khám thông qua các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán bệnh
+ Xét nghiệm máu: Để phát hiện trẻ có bị thiếu máu và có những bất thường ở bạch cầu hay không? Nếu trẻ bị thiếu máu nhẹ, số lượng bạch cầu và tỷ lệ lắng đọng của bạch cầu cao hơn mức trung bình đây là dấu hiệu trẻ bị viên mạch máu.
+Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết sự bất thường của bạch cầu.
+ Đo điện tâm đồ để phát hiện chứng rối loạn nhịp tim thông qua sự căng cơ tim.
+Siêu âm tim ký để nhận biết được các tổn thương có thể xẩy ra đối với tim và hệ thống các mạch máu lớn.
Cách điều trị
Hiện nay, cách điều trị thông dụng và hiệu quả nhất là các bác sỹ sẽ dùng Gamma globulin (một phần protein của máu người) liều cao tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Nhằm ngăn ngừa những tổn thương của động mạch vành trong vòng 10 ngày.
Ngoài ra, người ta cũng kết hợp Aspirin liều cao với gamma globulin ở giai đoạn bệnh nhân bị sốt cấp tính cho đến khi hạ sốt.
+Điều trị nội khoa hay phẫu thuật cũng cần thiết khi trẻ bị kawasaki có những bất thường về động mạch vành và tim.
Kawasaki có thể ngăn ngừa và phòng tránh được không?
Hiện nay, chưa có một phương cách nào để ngăn ngừa được sự xâm nhập của bệnh kawasaki đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đang nỗ lực làm việc để sớm tìm ra nguyên nhân và cách phòng tránh kawasaki một cách hữu hiệu nhất.
Vì thế các gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi, nếu phát hiện những biểu hiện lâm sàng nêu trên nên nhanh chóng đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh điều xấu xẩy ra cho con mình.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến thông tin về bệnh Kawasaki ở trẻ. Đọc bài viết này là cách tốt để hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh này. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho bạn.