Triệt sản có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bởi việc thay đổi cấu trúc hoocmon nữ trong cơ thể. Đáp án chính xác sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe cụ thể cũng như phương pháp triệt sản được sử dụng. Để hiểu rõ hơn về tác động của triệt sản đối với chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.
Triệt sản có kinh nguyệt không là câu hỏi khiến nhiều chị em thắc mắc, hoang mang. Triệt sản thực chất là phương pháp tránh thai hiệu quả vĩnh viễn nhưng lại vô cùng an toàn. Để không bị hiểu sai cũng như lo lắng khi lựa chọn triệt sản vì sợ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau này, bạn hãy cùng tham khảo thông tin liên quan, trong bài viết dưới đây nhé.
1. Triệt sản là gì?
Đây là một trong những phương pháp tránh thai an toàn, mang lại hiệu quả vĩnh viễn với kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản. Một phẫu thuật nhỏ, thực hiện đơn giản mang tính an toàn cao, hiệu quả suốt đời. Phương pháp triệt sản ở nữ là thắt ống dẫn trứng và ở nam là thắt ống dẫn tinh. Cả 2 phương pháp trên đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vấn đề quan hệ tình dục và tâm sinh lý của cả nam và nữ.
1.1. Thắt ống dẫn trứng
Thắt ống dẫn trứng là làm tắc ống dẫn trứng để trứng không thể di chuyển vào tử cung và nhờ đó ngăn trứng tiếp xúc với tinh trùng nên quá trình thụ thai không thể xảy ra. Biện pháp này thường được thực hiện ở phụ nữ trên 30 tuổi. Có nhiều thủ thuật để thắt ống dẫn trứng như buộc, cắt đoạn, kẹp bằng kẹp, thắt nút,…
Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện là vào giai đoạn tái tạo của vòng kinh, khoảng từ ngày 5 đến ngày 10, tránh giai đoạn hoàng thể là từ ngày 14 đến ngày 28, đối với người có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày. Ngoài ra trong giai đoạn hậu sản, từ 24 đến 36 giờ sau sinh thường, cũng có thể thắt ống dẫn trứng được do lúc này đáy tử cung vẫn còn ở cao ngang rốn, giúp dễ dàng tìm thấy ống dẫn trứng nên chỉ cần đường rạch nhỏ dưới rốn.
Thắt ống dẫn trứng sẽ không bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,… Do đó, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh lây lan các bệnh kể trên.
1.2. Chống chỉ định
- Phụ nữ đang có thai hay nghi ngờ có thai, đang nhiễm khuẩn cấp vùng cơ quan sinh dục hay toàn thân, đang nhiễm trùng vết mổ.
- Phụ nữ có các bệnh lý y khoa nặng, không đủ khả năng mang thai hay những rối loạn về tâm thần kinh.
- Bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ vật dụng và thuốc được sử dụng cho thủ thuật.
- Không chắc chắn về mong muốn triệt sản.
- Không tiếp cận được tử cung và các ống dẫn trứng bằng các kỹ thuật khó.
- Dị ứng với chất tương phản.
2. Triệt sản có kinh nguyệt không?
2.1. Triệt sản vẫn có kinh nguyệt như bình thường
- Triệt sản tác động lên ống dẫn trứng, làm gián đoạn tính liên tục của ống dẫn trứng chứ không hề ảnh hưởng đến buồng trứng. Trong khi đó buồng trứng mới là nơi bài tiết hormone và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, thắt ống dẫn trứng không ảnh hưởng đến nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt và vấn đề sinh hoạt tình dục.
- Triệt sản hoàn toàn không ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể, nhờ đó người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ buồng trứng hoạt động bình thường. Triệt sản không ảnh hưởng đến sự duy trì nội tiết tố nên cũng không gây ảnh hưởng gì đến bản chất nữ tính của người phụ nữ, về tính tình, làn da, mái tóc, sự ham muốn tình dục và khả năng sinh hoạt tình dục của bạn.
- Có một số trường hợp sẽ xuất hiện hội chứng triệt sản như: chảy máu bất thường, thay đổi hành vi tình dục, thay đổi cảm xúc, khó chịu trước khi hành kinh xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi. Với phụ nữ 20 – 29 tuổi có tiền sử rối loạn kinh nguyệt có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
2.2. Biến chứng
- Bạn có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ hoặc cảm thấy đau như đau bụng kinh và có thể dùng thuốc giảm đau cho tình trạng này.
- Nhiễm trùng và chảy máu là những tác dụng phụ hiếm gặp của thắt ống dẫn trứng.
- Miếng cấy ghép có thể bị lệch hoặc làm hỏng tử cung.
- Chấn thương bàng quang, ruột, mạch máu, thần kinh, nhiễm trùng, chảy máu vết mổ… cũng như các tai biến xảy ra muộn khi gây mê.
3. Triệt sản rồi có mang thai được không?
Triệt sản sẽ có hiệu quả ngừa thai 100%. Tuy nhiên tỉ lệ nhỏ thất bại (0.1 – 0.4%). Tỷ lệ mang thai sau khi thực hiện thủ thuật này trong vòng 1 năm là dưới 1/100 phụ nữ. Sau 10 năm, tỷ lệ mang thai dao động từ ít hơn 1 đến dưới 4 trong số 100 phụ nữ, tùy thuộc vào loại phương pháp được sử dụng. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật tiến hành không chuẩn xác; hoặc có thể do hai đầu của ống dẫn trứng tự thông nối lại.
Đặc biệt, có một rủi ro có thể xảy ra sau khi thực hiện phương pháp này đó là ống dẫn trứng liền lại với nhau và dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung . Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai cấy vào ống dẫn trứng thay vì tử cung. Đây là một vấn đề y tế tiềm ẩn rất nghiêm trọng. Nếu không phát hiện kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Người đã triệt sản mà muốn có con trở lại sẽ rất khó, bởi việc nối lại hay tái thông tai vòi của buồng trứng không hề đơn giản. Với phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi thì tỷ lệ thành công có thể đến 80%, nhưng sẽ giảm dần và còn khoảng 30% khi phụ nữ tuổi trên 40.
4. Những kiến thức cơ bản về triệt sản bạn nên biết
Triệt sản với mục đích là làm bạn không có con nhưng lại không ảnh hưởng gì kinh nguyệt của bạn. Hãy cùng tìm hiểu các bước tiến hành triệt sản theo những cách sau:
4.1. Mổ ở bụng qua vết mổ nhỏ
Cách này thường được dùng để triệt sản cho những phụ nữ sau khi vừa sinh bé. Rạch một vết nhỏ trên thành bụng. Vòi trứng được đưa ra ngoài qua đường rạch da, sau đó thắt lại bằng một dụng cụ gọi là “clip” hoặc phổ biến hơn là cắt bỏ một đoạn nhỏ của mỗi vòi trứng.
4.2. Nội soi ổ bụng
Đây là một loại phẫu thuật sử dụng một dụng cụ được gọi là ống soi ổ bụng để thấy những cơ quan trong khung chậu. Vòi trứng được đóng bằng cách dùng dụng cụ đi qua ống nội soi hoặc với dụng cụ khác được đưa qua một vết rạch da nhỏ thứ hai.
4.3. Nội soi buồng tử cung
Phương pháp này không cần phải rạch da đường bụng. Nó có thể tiến hành chỉ với gây tê tại chỗ ở một phòng khám. Dụng cụ nhỏ được đặt vào lỗ mở của vòi trứng, tạo ra mô sẹo và gây bít tắc vòi trứng. Cần phải mất 3 tháng sau để hình thành mô sẹo. Trong thời gian này, bạn phải dùng những phương pháp tránh thai an toàn khác. Một bài test gọi là chụp X-quang tử cung-vòi trứng phải được làm để chắc chắn rằng vòi tử cung đã bít tắc, trước khi bạn không sử dụng thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào khác.
Đến đây, vấn đề triệt sản có kinh nguyệt không đã được trả lời khá chi tiết ở bài viết trên. Chuyên mục Mẹ sau sinh của hy vọng rằng, sau khi tham khảo những thông tin chi tiết này, chị em phụ nữ sẽ không còn lo lắng hay hiểu sai về phương pháp triệt sản nữa nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và tìm hiểu thông tin về tác động của triệt sản đến chu kỳ kinh nguyệt. Đừng ngần ngại tham khảo thêm nguồn thông tin uy tín để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.