Trẻ sơ sinh thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh phổ biến như cảm lạnh, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, việc thường xuyên vệ sinh, cho trẻ bú đúng cách và tư vấn y tế định kỳ rất quan trọng. Đồng thời, cần chú ý phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.
Sức khỏe của trẻ sơ sinh luôn là vấn đề mà mọi bà mẹ bỉm sữa quan tâm, thường xuyên lo lắng. Một tiếng ho mạnh, một tiếng thở gấp của con cũng khiến các mẹ hoảng hốt. Cùng điểm qua một vài triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ để có cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Khi nói đến vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh, các chuyên gia vẫn thường đưa ra thông điệp “nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra”. Do đó, nếu mẹ có bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của trẻ hãy tìm hiểu và đưa trẻ ngay đến bệnh viện, để có sự kiểm chứng cũng như chữa trị kịp thời cho trẻ sơ sinh
1. Sốt
Đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, bất cứ biểu hiện sốt nào cũng đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt nhẹ đó có thể là dấu hiệu trẻ mắc các bệnh về nhiễm trùng. Nên đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt trên 38 – 39ºC và đưa trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi nếu trẻ có biểu hiện sốt trên 40ºC.
Mẹ cần đặc biệt lưu tâm với các trường hợp trẻ bị sốt kèm các triệu chứng đau tai, ho, mệt mỏi, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy… vì đây có thể là “báo động đỏ” cho một số bệnh nguy hiểm với trẻ.
2. Táo bón
Táo bón là một bệnh rất phổ biến đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và nó có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 30% trẻ sơ sinh trong độ tuổi dưới 1 tuổi.
Trẻ sơ sinh có thể đi đại tiện nhiều lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ vài ngày mới “đi” một lần thì đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón mẹ nhé. Bên cạnh đó, phân của trẻ sơ sinh có biểu hiện cứng hoặc khô cũng là một trong các triệu chứng của bệnh táo bón. Táo bón sẽ làm cho trẻ rất khó chịu. Nếu táo bón kèm theo đau bụng hoặc nôn mửa, hãy đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
3. Phát ban
Đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm nên dễ bị phát ban. Ban thường nổi trên người trẻ nhưng cũng có khi xuất hiện trên mặt, tay và chân. Khi trẻ bị sốt phát ban , mẹ không cần quá lo lắng vì căn bệnh này có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, mẹ cần có những hiểu biết nhất định về cách chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh khi bị phát ban để có cách điều trị thích hợp, tránh làm bệnh trở nặng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
4. Ho và cảm lạnh
Đây là 2 căn bệnh thường “đi đôi” với nhau và hầu như trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải một vài lần trong những năm tháng đầu đời của mình. Do sức khẻ của trẻ sơ sinh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống miễn dịch còn non nớt nên rất dễ bị virus xâm nhập, gây ra ho, cảm lạnh. Nếu trẻ ho và sốt nhẹ thì chỉ là biểu hiện của cảm lạnh thông thường, nhưng nếu sốt cao và ho lâu ngày có thể trẻ đã bị viêm phổi. Hoặc nặng hơn, nếu trẻ bị ho , cảm kèm theo thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hay nhiễm trùng.
Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 10 ngày, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác nhất.
5. Nôn trớ
Trẻ sơ sinh thường bị nôn nếu ăn một số thực phẩm mới hoặc bị “nhồi” quá nhiều sữa. Bên cạnh đó, trẻ bị nôn cũng có thể do dị ứng, do nuốt phải chất độc hại, do khóc hoặc ho quá dai dẳng.
Nôn thường không gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh miễn là dấu hiệu này không kéo dài. Nhưng nếu trẻ nôn dài, nôn liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai hay một số khác nghiêm trọng hơn.
Sức khỏe của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ nhận biết và dự trù một số trường hợp xảy ra, để có cách chăm sóc phù hợp nhất, giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết về sức khỏe trẻ sơ sinh. Đừng ngần ngại thắc mắc và tìm hiểu thêm để bảo vệ và chăm sóc em bé một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc! #Cảmơn #Trẻsơsinh #SứcKhỏe