Những giai đoạn phát triển ở trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền móng cho sự phát triển toàn diện sau này. Từ suy nghĩ, ngôn ngữ đến kỹ năng xã hội, đều bắt nguồn từ những giai đoạn này. Vì vậy, quan trọng để cha mẹ và người chăm sóc hiểu rõ và tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt từ khi còn nhỏ.
Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi theo các chuyên gia rất quan trọng, chúng ta cần phải quan tâm. Điều này có thể khiến nhiều người sẽ có chút ngạc nhiên. Vì quan niệm chung thường cho rằng, trẻ ở thời kỳ 0 tuổi chỉ ăn, ngủ và lớn lên. Tuy nhiên, sự lớn lên này lại hàm chứa khá nhiều điều mà khi chúng ta chú ý, có thể giúp con hoàn thiện kỹ năng tuyệt vời một cách nhanh chóng. Thậm chí, tác động đúng còn giúp bé phát triển thuận lợi hơn những gì ta có thể tưởng tượng.
1. Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi chia thành những giai đoạn nào?
Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi chia thành 5 giai đoạn chính như dưới đây:
1.1. Các giai đoạn phát triển của trẻ – Giai đoạn sau sinh từ 0-1 tháng tuổi
Đây là khoảng thời gian trẻ ngủ nhiều và thực hiện các phản xạ mà con đã biết từ khi còn trong bụng mẹ. Các phản xạ của bé lúc này như phản xạ thở, nhắm mắt, nắm tay và khóc.
1.2. Giai đoạn 2-3 tháng tuổi – Giai đoạn lật người
Đây là giai đoạn ở con bắt đầu xuất hiện các phản ứng mang tính tự chủ. Con bắt đầu chú ý thích thú thế giới xung quanh mình vả bắt đầu có những hành động bắt chước.
1.3. Giai đoạn 4-5 tháng tuổi – Giai đoạn lẫy
Ở giai đoạn này, con hoạt động và phản ứng mạnh mẽ hơn. Con bắt đầu khám phá thế giới chứ không chỉ dừng ở sự chú ý. Sự khám phá này bắt đầu bằng quan sát kỹ càng hơn và có thể đưa những vật mà mình cầm nắm được nếm thử.
1.4. Giai đoạn 6-9 tháng tuổi – Giai đoạn ngồi
Đây là thời gian con thức nhiều hơn trước. Giấc ngủ của trẻ cũng có một chút thay đổi cả về thời lượng đến “lịch” ngủ. Con có thể ngồi dậy và chơi bằng tay khá linh hoạt.
1.5. Giai đoạn 10-12 tháng tuổi – Giai đoạn bò và đứng
Lúc này trẻ đã có thể nhấc người lên và dần biết bò. Những hành động tự phát của trẻ cũng tăng dần.
Sau một thời gian, con có thể vịn đứng và tập đứng được bằng hai chân. Tầm nhìn của bé nhờ thế cũng được mở rộng hơn trước. Cũng nhời như thế, con trở nên tò mò hơn về thế giới mà mình nhìn thấy, hiếu kì với mọi thứ.
2. Tầm quan trọng của các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi
Khi mẹ nắm được từng giai đoạn phát triển của trẻ mẹ có thể:
- Theo dõi chặt chẽ hơn sự phát triển của con có đang diễn ra ổn định hay không. Trẻ có những bước đột phá nào trong sự phát triển của mình. Đây là một sự phát hiện rất thú vị mà mẹ nhận được qua quá trình quan sát trẻ lớn lên, thay đổi mỗi ngày. Cũng nhờ đó, mẹ có thể có một kế hoạch tốt để hỗ trợ con đúng lúc. Điều này cực kỳ có ích cho trẻ, giúp con khơi mở bản thân, phát triển tốt hơn và đạt những thành quả cho từng giai đoạn phát triển của mình.
- Phát hiện những bất thường nếu có. Việc nắm bắt giai đoạn phát triển, điểm đặc trưng, cũng giúp mẹ phát hiện sớm nhất những điều bất ổn xuất hiện trong sự phát triển của bé. Nhờ đó, chúng ta sẽ có can thiệp đúng đắn và kịp thời nhất để giúp con cải thiện khắc phục, không làm gián đoạn giai đoạn phát triển của mình.
3. Điều mẹ nên làm để hỗ trợ bé phát triển tốt từng giai đoạn của mình
3.1. Giai đoạn 0-1 tháng tuổi
3.1.1. Hãy nói chuyện với trẻ trước khi mẹ hành động
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh , có lẽ giai đoạn 0-1 tháng tuổi đa phần chúng ta không tập trung vào sự phát triển hay thay đổi của trẻ nhiều như ở các giai đoạn sau. Các bố mẹ thường mất thời gian làm quen chăm sóc con, quay đi quay lại 1 tháng trôi qua rất nhanh.
Giai đoạn 0-1 tháng tuổi dù con chưa hiểu được ý nghĩa nhưng khi mẹ bắt chuyện là cách giúp bé chuẩn bị dần việc hiểu được ngôn ngữ và phát âm sau này.
Khi con hiểu mẹ gọi mình, số lượng tế bào thần kinh của bé tăng lên. Việc mẹ nói chuyện là cách thúc đẩy não bộ bé làm việc tốt hơn. Nhờ đó, trẻ con tập được thói quen dự đoán. Khi mẹ gọi và kèm một hành động nào đó, trẻ sẽ dự đoán mẹ định làm gì. Con sẽ mong chờ và chuẩn bị đón nhận hành động tiếp theo xảy ra.
3.1.2. Tập cho trẻ cách nắm chặt tay và xòe ra
Như đề cập ở trên, ở giai đoạn 0-1 tháng, trẻ có phản xạ nắm tay. Hỗ trợ bé tập nắm xòe, con sẽ nhanh chóng dùng tay điều khiển được đồ vật hơn sau đó.
Vậy tập cho bé như thế nào. Trước hết bạn quan sát tay trẻ có đang nắm không. Nếu tay con đang nắm, bạn vuốt từ mu bàn tay đến cổ tay trẻ, con sẽ xòe tay. Khi này dùng một ống tròn hay ngón tay của bạn, đặt vào lòng bàn tay bé, sao cho ống nằm giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái của con, khi kích thích thì bé sẽ lập tức nắm lại. Khi con nắm tay lại, bạn hãy hướng dẫn để con hướng ngón tay cái ra ngoài.
Tập luyện cách nắm tay mỗi ngày, mẹ sẽ giúp cho bé nhanh chóng biết nắm giữ đồ đạc hơn. Kế đến đương nhiên là con điều khiển đồ vật bằng tay cũng nhanh chóng linh hoạt hơn.
3.1.3. Tập cho trẻ nhìn chăm chú
Nếu quan sát bạn sẽ thấy các bé sơ sinh nhìn mông lung ra xung quanh. Việc tập cho bé nhìn chăm chú sẽ giúp con nhanh chóng nhìn rõ được được đồ vật hơn.
Bạn hãy nhìn bé, tầm mắt mình và con cách nhau khoảng 30cm, gọi trẻ và nhìn con chăm chú. Khi con cũng nhìn bạn chăm chú thì có thể xem là luyện tập thành công rồi. Lặp đi lặp lại hành động này, sẽ giúp cho thị giác và cả não bộ của con làm việc, tập trung. Nhờ thế, con có thể nhận diện và nhìn rõ đồ vật hay gương mặt mọi người nhìn, nói chuyện với bé ở khoảng cách gần.
3.1.4. Tập cho trẻ nằm sấp
Tập cho trẻ nằm sấp là cách giúp cho trẻ nhanh biết bò hơn. Việc tập cho bé nằm sấp có thể khiến làm cho mẹ lo lắng vì sợ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thời gian nằm sấp của trẻ luôn mang lại những lợi ích nhất định cho sự phát triển của bé. Theo các chuyên gia, tập cho bé khi con thức cẩn thận thì mẹ không phải lo lắng.
Để việc tập cho con nằm sấp an toàn, bạn hãy dùng khăn bông hay miếng đệm lót tránh dùng chăn bông dày mềm để không ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé. Khi định chuyển hướng cho bé, bạn hãy xoa lưng con. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho cơ lưng của con.
3.2. Giai đoạn 2-3 tháng tuổi
3.2.1. Chơi ú òa với bé để giúp con rèn luyện trí nhớ làm việc
Trẻ sẽ nhanh quên những gì mình nhìn thấy, việc cùng chơi ú òa là một cách tuyệt vời để bạn giúp bé luyện trí nhớ làm việc. Qua trò chơi này, sự ghi nhớ của con được lưu trữ ở vùng vỏ não trước chán. Trong lúc luyện tập, các tế bào thần kinh của bé sẽ làm việc.
Một số trẻ có thể sẽ vẫn quay đi không nhìn bạn hoặc quay đi. Dấu hiệu này cho biết với trẻ tập luyện trí nhớ làm việc hãy còn sớm. Bạn có thể thay thế bằng việc thay đổi các biểu cảm trên gương mặt mình để con học được cách chú ý trước. Khi con có sự chú ý, bạn có thể bắt đầu cùng bé luyện tập qua trò chơi ú òa.
3.2.2. Luyện tập tầm nhìn
Tầm nhìn của trẻ sẽ liên tục thay đổi. Vì thế, bạn hãy dùng một đồ vật nào đó để xác nhận tầm nhìn của bé. Điều này giúp bạn tính được vị trí mắt bé có thể nhìn và quan sát được. Tiếp theo, hãy di chuyển đồ vật ở phạm vi này trước mặt, từ trái qua phải rồi ngược lại, từ trên xuống dưới rồi ngược lại.
Khi trẻ đã nhìn tốt, bạn có thể tăng tốc độ lên một chút và kéo dài tầm nhìn ra xa hơn một chút. Sự thay đổi này cũng góp phần để bé nâng cao khả năng nhìn và phản xạ quan sát của mình.
3.2.3. Vận động tròn
Đây là một cách hay để giúp trẻ luyện tập được phản xạ mê lộ. Ở phản xạ mê lộ, cơ thể sẽ chuyển động cùng hướng nghiêng của đầu. Nếu bé có phản xạ này, khi con đến giai đoạn tập ngồi chưa vững, con sẽ biết cách ngã an toàn.
Cách tập vận động tròn cũng không quá khó. Bạn cho trẻ nắm hai cổ chân của con, ấn nhẹ vào đùi trẻ để mặt trẻ nhìn về phía vai bạn rồi sau vai. Sau đó vẫn tiếp tục giữ phần đùi của trẻ, giúp con lắc sang trái rồi sang phải nhẹ nhàng.
3.2.4. Cho trẻ đi dạo để kích thích 5 giác quan
Những ngày thời tiết tốt bạn có thể cho bé ra ngoài đi dạo. Thế giới sinh động chung quanh sẽ góp phần kích thích 5 giác quan của bé rất tốt. Nhận nhiều kích thích này từ thế giới bên ngoài sẽ làm cho nhiều vị trí trong não của trẻ cùng làm việc.
Khi đưa con đi dạo, bạn đừng quên trò chuyện, chỉ cho con nhìn thấy hoa lá, người đi lại. Nhờ vậy, trẻ có thể trực tiếp cảm nhận được những chuyển động này quanh mình.
3.2.5. Rèn luyện nhịp sinh học cho bé
Đây cũng là một điều khá quan trọng mà bạn nên thực hiện để rèn luyện trí não cho bé.
Trẻ con quá bé nên sẽ không thể sinh hoạt theo nhịp điệu được. Kéo dài dần thời gian thức ban ngày của trẻ. Cũng như, bạn bắt đầu tập cho trẻ ngủ thức vào các giờ cố định. Điều này dần giúp bé hình thành thói quen sinh học phù hợp 24 tiếng với nhịp điệu ngày/ đêm, thức/ ngủ
3.3. Giai đoạn 4-5 tháng tuổi
3.3.1. Nói chuyện với trẻ để rèn luyện ngôn ngữ và khả năng phát âm
Khi trẻ 4-5 tháng, con đã bắt đầu phát ra những âm thanh như “a..a”, “uh…uh”. Dù trẻ chưa nói được nhưng vùng não để hiểu ý nghĩa và từ ngữ vẫn đang làm việc. Việc bạn nói chuyện với trẻ, lặp lại âm thanh trẻ phát ra hay tận dụng những từ trẻ phát ra để bắt đâu tập một vài từ liên quan và minh họa ý nghĩa. Như thế sẽ giúp trẻ rèn luyện thêm về ngôn ngữ và khả năng phát âm của mình.
Chẳng hạn, khi trẻ phát âm “a..a”, bạn có thể lặp lại và tiếp nối là nói thêm từ “ba…ba”. Sau đó, có thể phát âm “ba…ba” và chỉ về phía bố của bé. Hay, khi trẻ bật âm “ma” thì bạn có thể nối tiếp “ma…ma” và chỉ vào mình. Dần dần, trẻ sẽ ghi nhớ, nhờ đó, khả năng ngôn ngữ và phát âm của bé cũng phát triển dần lên.
3.3.2. Chơi ú òa cùng trẻ
Nếu ở giai đoạn trước, trẻ chơi ú òa và nhớ được khuôn mặt, thì giai đoạn này mẹ có thể tập cho bé đoán nét mặt thông qua trò chơ này. Khi “ú” mẹ có thể tỏ vẻ như chuẩn bị cười. Khi “òa” mẹ hãy cười tươi rạng rỡ.
Tập ú òa ở một bước khó hơn sẽ dần giúp trẻ dần hiểu được tâm trạng của mẹ thông qua nét mặt.
3.4. Giai đoạn 6-9 tháng tuổi
3.4.1. Bài tập luyện nhìn
Lúc này tầm nhìn của bé đã khá mở rộng, bạn có thể quay lại bài tập nhìn cho bé. Bài tập tập nhìn lúc này bạn có thể thêm các góc trong phạm vi di chuyển để trẻ linh hoạt xoay đầu nhìn theo.
Qua bài tập nhìn lúc này, trẻ không chỉ luyện tập được phản xạ nhìn quan sát tốt hơn. Bên cạnh đó, con còn luyện tập được sự tập trung vào đồ vật.
3.4.2. Vận động các ngón tay
Bài tập này sẽ giúp trẻ có thể nắm chính xác đồ vật hơn. Cách tập có thể bắt đầu bằng việc bạn gập từng ngón tay cho trẻ xem rồi khuyến khích trẻ bắt trước. Khi gập ngón, mẹ hãy nói tên ngón để giúp trẻ có thể phân biệt và nhớ. Theo cách này, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang kích thích lên cả hai vùng vận động và ngôn ngữ của trẻ.
3.4.3. Tập cầm đồ vật
Bài tập cầm đồ vật là bài tập giúp toàn bộ vỏ não trước chán của bé làm việc hết công suất. Rèn luyện ý chí thực hiện này cũng là khởi điểm giúp trẻ tự mình suy nghĩ và sử dụng dụng cụ.
Về cách tập, mẹ hãy ngồi cùng hướng với trẻ, cho trẻ xem cách bạn cầm đồ vật để trẻ bắt chước.
3.4.4. Tập nhớ khuôn mặt
Đây là bài tập giúp bé nhớ khuôn mặt mình cũng như các bộ phận trên gương mặt như mắt, mũi.
Bạn và bé hãy nhìn vào gương, chỉ vào mắt mình trong gương rồi khuyến khích trẻ chỉ vào mắt trẻ trong gương. Sau khi trẻ làm đúng, mẹ chỉ mắt bé và hướng dẫn bé chỉ vào mắt mình. Tập dần, trẻ sẽ phân biệt đâu là mình ở trong gương đâu là mình ở bên ngoài. Trẻ sẽ nhớ khuôn mặt và dần ghi nhớ nhận biết, phân biệt mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt.
3.4.5. Rèn luyện về màu sắc
Bạn có thể bắt đầu dạy cho trẻ phân biệt màu ở giai đoạn này. Hãy bắt đầu bằng 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Khi trẻ đã ghi nhớ phân biệt được thì có thể dạy trẻ phân biệt các màu mới.
3.5. Giai đoạn 10-12 tháng
3.5.1. Bài tập bò
Hầu hết trẻ ở giai đoạn này đã biết bò. Đây chính là tiền đề để trẻ di chuyển tốt bằng hai chân sau đó. Để hỗ trợ bé bạn có thể dùng các thảm mềm gấp lại tạo độ dốc để trẻ bò lên bò xuống. Cũng như tập cho con bò qua trái qua phải tức con biết di chuyển vòng quanh chứ không chỉ thẳng về phía trước. Điều này rất hữu ích có lợi cho con để con di chuyển tốt hơn sau đó.
3.5.2. Tập cho trẻ cầm thìa
Tập cho bé cầm thìa lúc này không chỉ đơn giản là để con có thể tự xúc ăn sau đó. Việc sử dụng các ngón tay nhất là 3 ngón gồm ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa sẽ kích thích não bộ của bé làm việc tốt hơn.
3.5.3. Sửa từ ngữ đúng cho trẻ
Mặc dù nhiều trẻ lúc này tập nói còn “ngọng” nhưng bạn cũng không nên chủ quan cho rằng con mới tập nói nên còn ngọng.
Sử dụng từ chuẩn để trẻ ghi nhớ là điều cần thiết. Khi con phát âm một từ, hãy cố gắng nhắc từ chuẩn để con ghi nhớ dần. Cho dù trẻ chưa thể tập đúng ngay nhưng chắc chắn là con hiểu. Sau này tự khắc việc sửa đổi cũng dễ dàng hơn. Còn, để trẻ nói tự nhiên, sau này bạn sẽ phải dạy lại cho trẻ từ đúng lại từ đầu thì khá uổng phí thời gian trẻ tập nói trước đó.
3.5.4. Chơi với đồ chơi
Bạn hãy tập cho trẻ việc lựa chọn đồ chơi mình thích. Sau đó hãy để đồ chơi này ở một chỗ cố định và quy định. Con sẽ dần ghi nhớ chỗ cất đồ chơi này. Nếu con thích chơi thì nhất định cần phải nhớ chỗ cất để lấy. Bạn cũng đồng thời hướng dẫn cho trẻ sau khi chơi xong thì cất lại chỗ cũ.
Cách chơi đồ chơi và cất đúng chỗ này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và trí nhớ của con làm việc sẽ lâu hơn. Đồng thời cách này cũng dần hình thành thói quen nề nếp trật tự của trẻ. Sau này, con sẽ ngăn nắp và không bày bừa đồ chơi.
Đến đây, hẳn bạn đã thấy rõ một điều, giai đoạn 0 tuổi của trẻ với các mốc nhỏ đều có một ý nghĩa riêng. Khi chúng ta nắm bắt được các giai đoạn phát triển của trẻ với đặc trưng, hỗ trợ trẻ để con phát huy thêm chắc chắn thành quả gặt hái với bé là lớn lao vô cùng. Chuyên mục Có con 0-12 tháng mong rằng, sau khi tham khảo chia sẻ này, bạn sẽ có kế hoạch thật cụ thể, bổ sung thêm và thực hiện những điều mình có thể làm, để giúp bé phát huy tốt nhất khả năng và sự phát triển của mình ở từng giai đoạn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Việc hiểu và chăm sóc cho giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Hãy luôn quan tâm và dành thời gian cho con yêu của mình từ giai đoạn sơ sinh để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và thành công!