Tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi có những bước phát triển vượt bậc, thường khiến ba mẹ thích thú và đôi khi không ngờ tới. Bước qua cột mốc 2 tuổi rưỡi, trẻ không chỉ phát triển về thể chất, tâm lý, mà nhu cầu về các trò chơi hàng ngày của trẻ cũng bắt đầu gia tăng. Để có thể trang bị những kiến thức về tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi, cũng như các trò chơi kích thích sự phát triển lành mạnh của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết sau đây.
1. Sự phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi và những điểm nổi bật
- Phát triển khả năng quan sát : Khả năng quan sát của trẻ 2 tuổi rưỡi phát triển rất tốt, trẻ có thể nhìn và nghe một cách sâu sắc những chi tiết và âm thanh nhỏ. Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi, các giác quan của trẻ được mở rộng để học hỏi được thật nhiều điều mới mẻ cũng như tự mình trải nghiệm mọi thứ. Trẻ dễ dàng hòa mình vào âm thanh, màu sắc, kích cỡ và những động tác lắc lư. Trẻ cũng nhanh chóng nhận ra sự thay đổi vị trí của các đồ vật xung quanh. Ví dụ như cái bàn trong nhà đã bị chuyển chỗ, tóc em búp bê bị biến mất,…
- Bước phát triển vượt bậc về ngôn ngữ : Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi, ngôn ngữ có những bước nhảy vượt bậc. Các trẻ trở nên rất thích nói về những sự vật, sự việc xung quanh bằng những từ đơn, từ ghép của riêng trẻ một cách đầy sáng tạo. Đó là lý do ba mẹ thường thấy trẻ vô cùng dễ thương trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ có thể còn nói ngọng, nuốt chữ nhưng trẻ rất cố gắng để lặp lại nhiều từ khó từ người lớn. Ba mẹ có thể giúp trẻ phát âm từ khó nhiều lần để trẻ có thể đọc thành thạo hơn. Trẻ có thể nghe, hiểu và làm theo hiệu lệnh của người lớn một cách nhanh chóng.
- Giai đoạn phát triển của từ “Không” : Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi cũng là giai đoạn phát triển từ “Không” của trẻ. Trẻ thường xuyên và dường như rất thích nói từ “Không” trong rất nhiều tình huống. Điều gì khiến một đứa bé 2 tuổi rưỡi bị hấp dẫn bởi từ này? Đó là vì trẻ cảm thấy rằng đây là một từ thể hiện sự độc lập của mình. Từ “Không” là cách dễ dàng để nói lên ý kiến cá nhân, đôi lúc mặc dù ngoài miệng bé nói là “Không” nhưng thật ra lại nghĩ là “Có”. Cũng có khi bé dùng đến từ “Không” khi chưa biết diễn đạt ý mình như thế nào. Vậy nên, ba mẹ có thể trò chuyện, tập cho trẻ nói nhiều hơn để tăng vốn từ cho trẻ trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi này.
Trẻ quan sát và bắt chước người lớn – Ảnh Internet
- Hành vi ứng xử : Hành vi ứng xử trong tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi cũng được hình thành và phát triển đáng kể. Các trẻ rất thích quan sát và bắt chước các hành động thường ngày của người lớn. Vậy nên, việc giúp trẻ hình thành những hành vi tốt là điều không quá khó. Ba mẹ nên làm gương và dạy trẻ những hành vi lịch sự, lễ phép đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đặt giày dép đúng nơi quy định, chia sẻ đồ chơi với bạn,… Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi này, ba mẹ có thể dạy bé những bài học quy tắc ứng xử từ những câu chuyện cổ tích và phim hoạt hình mang tính chất giáo dục. Trẻ sẽ biết được đâu là hành động tốt, đâu là hành động chưa tốt, nên tránh bằng khả năng bắt chước của mình.
- Phát triển vận động : Các vận động tính và vận động thô trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi cũng trở nên khéo léo và dứt khoát hơn. Trẻ có thể chạy, nhảy, bật một cách nhanh nhẹn và leo bậc thang vững vàng hơn. Trẻ còn có thể xếp hình hay gắn các mảnh Lego chắc chắn hơn. Trẻ có thể kiên nhẫn ngồi xâu hạt, luồn dây hay sắp xếp, trưng bày các đồ chơi của mình.
2. Các trò chơi giúp phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi một cách lành mạnh
Trò chơi giúp phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi – Ảnh Ashton Bingham
2.1. Trò chơi phân vai
Đây là trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sự tưởng tượng, các thao tác, hành động trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi cũng góp phần nâng cao khả năng ngôn ngữ trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ sẽ hình dung những công việc khi đóng vai mà trẻ thích ví dụ như chăm sóc em bé, đi chợ mua đồ, nấu ăn,… Đặc biệt, ba mẹ khuyến khích trẻ đóng vai thành các nhân vật cổ tích, dễ thương, tốt bụng… sẽ góp phần giúp hình thành nhiều nét tính cách tốt đẹp trong tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trò chơi này giúp trẻ tăng khả năng tương tác với đồ vật cũng như những bạn chơi cùng.
2.2. Các trò chơi nghệ thuật
Vẽ tranh, tô màu , chơi đất nặn là các trò chơi đầy màu sắc và sinh động luôn thu hút các trẻ trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Những trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cầm bút, di màu, vẽ các hình đơn giản như đường tròn, đường uốn lượn,… cũng như phân biệt màu sắc một cách thuần thục hơn. Vận động của đôi bàn tay và các ngón tay của trẻ cũng trở nên khéo léo và uyển chuyển hơn, khi cố gắng kiểm soát nét bút của mình hay cố gắng tạo hình đất nặn thật đẹp. Ba mẹ có thể cho trẻ thử sức với nhiều loại màu sắc khác nhau để trẻ thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo ra các tác phẩm của riêng trẻ.
2.3. Các trò chơi vận động
Vận động ngoài trời giúp trẻ phát triển lành mạnh – Ảnh Internet
Tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ không những giúp phát triển thể chất mà còn phát triển nhiều đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Một số trò chơi ba mẹ có thể tham khảo như sau:
- Đi theo đội trưởng: Trẻ quan sát và bắt chước những bước chân của người dẫn đầu hay còn gọi là đội trưởng. Đội trưởng có thể đi nhanh, rồi chậm, đi bước lớn rồi nhỏ, nhảy như kangaroo, phóng lên như cá heo và trườn như rắn.
- Bắt banh: Đây là trò chơi phổ biến giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phản xạ chính xác. Ba mẹ và trẻ có thể chơi với nhau bằng cách chuyền banh cho nhau. Ba mẹ lăn 1 trái banh về phía trẻ và khuyến khích trẻ chạm banh bằng chân. Sau khi trẻ là thành thạo và di chuyển nhanh nhẹn, ba mẹ và trẻ có thể tăng khoảng cách ra xa.
- Nhảy múa: Đây là một loại hình vận động giúp trẻ cảm thụ âm nhạc bằng chuyển động cơ thể trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ nghe và nhún nhảy, múa, hát theo là điều kiện giúp cho vận động cơ thể trẻ ngày càng uyển chuyển và hoàn thiện. Ba mẹ có thể thấy những động tác của trẻ hoàn toàn giống nhau nhưng không sao, cứ để trẻ tự do vận động theo cách riêng của mình. Mở nhiều thể loại nhạc khác nhau và khuyến khích bé con nhảy theo nhạc. Có thể những điệu nhảy của bé là hoàn toàn giống nhau nhưng điều đó không quan trọng.
2.4. Các trò chơi lắp ghép
Chơi ghép hình giúp trẻ phát triển khả năng quan sát – Ảnh Internet
Ba mẹ cho trẻ chơi các trò ghép hình, ghép đồ vật, Lego,… sẽ giúp phát triển khả năng quan sát, sáng tạo và vận động tinh trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi. Trẻ sẽ tư duy để tìm những hình khớp với nhau để tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh hay những mắt xích khớp được với nhau để tạo thành những chiếc máy bay, xe hơi,… từ những đồ chơi ghép hình hay Lego. Thêm vào đó, những trò chơi này còn giúp trẻ rèn tính kiên trì rất hiệu quả.
Với những thông tin về các đặc điểm nổi bật liên quan tâm lý trẻ 2 tuổi rưỡi, cũng như những trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tâm lý của trẻ như trên, Yeutre hy vọng con yêu của ba mẹ sẽ đạt được sự phát triển tối ưu.