Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi và 4 điều quan trọng cần lưu ý

0
18

Trẻ 2 tháng tuổi thường mới bắt đầu nhận biết giọng nói và vật thể xung quanh. Việc tập trung vào sự tương tác, chăm sóc và tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới xung quanh là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và tạo môi trường an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và nuôi dưỡng trẻ 2 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của bé 2 tháng tuổi là một trong những cột mốc quan trọng nhất. Tuy lúc này bố mẹ của bé sẽ đỡ vất vả hơn một chút so với lúc mới sinh, nhưng đây cũng chính là giai đoạn bé có nhiều biểu hiện rõ nét hơn trong quá trình phát triển của mình và đòi hỏi cách chăm sóc khác hơn so với giai đoạn trước đó. Việc hiểu được quá trình phát triển của bé 2 tháng tuổi, cụ thể như 4 điều quan trọng đề cập trong bài chia sẻ sau, sẽ giúp bố mẹ chọn cho mình cách chăm sóc con phù hợp, cũng như giúp con luôn được khỏe mạnh. 

Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi có rất nhiều điều đáng chú ý. Ảnh Internet 

1. Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi – cột mốc thú vị

Những câu hỏi thường gặp nhất với rất nhiều bố mẹ trẻ trong giai đoạn này là: bé 2 tháng tuổi thì biết làm gì? Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu ký thì vừa hoặc bé 2 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa?… Và những thông tin dưới đây sẽ đáp ứng hết các thắc mắc về sự phát triển của bé sơ sinh 2 tháng tuổi.

  • Về hình thể : Bé sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ biết cử động tay, chân một cách mạnh mẽ hơn so với bé 1 tháng tuổi. Đôi lúc nếu để ý bạn sẽ thấy bé biết rướn người lên.
  • Về trí não : 2 tháng tuổi là thời khắc bé nhận ra mẹ và đồng thời có những biểu hiện thích thú khi ở bên mẹ. Đây cũng là thời gian mà bé bắt đầu nhìn ngó thế giới xung quanh mình, biết “thích” những đồ vật ấn tượng về màu sắc.
  • Về thính giác : 2 tháng tuổi bé sẽ phản ứng lại với những âm thanh xung quanh mình. Lúc này bé biết đưa mắt nhìn theo hướng mà phát ra âm thanh, thế nên bố mẹ cần có những đồ chơi có âm thanh để bé tự khám phá nhé.
  • Về ngôn ngữ : Theo các chuyên gia, 2 tháng tuổi là bé biết “hóng chuyện” rồi, biểu hiện là khi có ai trò chuyện, hoặc có âm thanh như tiếng nói xung quanh bé sẽ la lên một cách thích thú. Thế nên giai đoạn 2 tháng tuổi bố mẹ phải dành thời gian trò chuyện với con mỗi ngày nhé. 
Bé 2 tháng tuổi đã biết giao tiếp thông qua biểu hiện “hóng chuyện”. Ảnh Internet 
  • Về thị giác : Mắt của bé 2 tháng tuổi bắt đầu biết nhìn theo những đồ vật chuyển động. Tuy chưa phân biệt được nhiều nhưng bé đã nhận thức được. Vì thế trong giai đoạn bé 2 tháng tuổi , bố mẹ đã có thể bế bé theo tư thế ngồi, để bé khám phá thêm không gian xung quanh.
  • Về cân nặng : Bé sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu ký thì vừa? Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều gia đình “lo lắng”, nhất là khi so sánh với “con nhà người ta”. Khi trẻ được 2 tháng tuổi thì cân nặng “đẹp” nhất là khoảng 4,5 đến 6kg, tùy vào lúc bé sinh ra nặng bao nhiêu kg nữa. Điều này bố mẹ có thể tham khảo trong cuốn số theo dõi bé sơ sinh chuẩn mà ai cũng có nhé!
  • Về chiều cao : Cũng như cân nặng, chiều cao giai đoạn bé 2 tháng tuổi phát triển khá nhanh. Tuy nhiên con số lý tưởng với bé sơ sinh 2 tháng tuổi là khoảng 56 đến 64 cm đối với bé trai và 52 đến 55 cm đối với bé gái.
  • Về giấc ngủ : Khi bé 2 tháng tuổi, con ngủ bao nhiêu là vừa đủ nhỉ? Trước khi làm rõ thắc mắc này, bạn nên hiểu rằng giai đoạn này bé vẫn ngủ rất nhiều. Tùy vào mỗi bé mà có một giấc ngủ khác nhau, trung bình từ 9 đến 18 tiếng mỗi ngày, và thường mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài từ 1 đến 3 giờ đồng hồ. 
Bé 2 tháng tuổi ngủ 9-18 tiếng mỗi ngày. Ảnh Internet  

2. Bé 2 tháng tuổi và 3 điều bố mẹ cần lưu ý

Khi bước sang tháng tuổi thứ 2 bố mẹ hãy dành thời gian để theo dõi sự phát triển của bé mỗi ngày thật kỹ, vì điều này có ý nghĩa nhất định trong việc giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Dưới đây là 3 điều nhất định bố mẹ cần lưu ý: 

  • Bé không tăng cân : Giai đoạn bé sơ sinh 2 tháng tuổi là giai đoạn bé tăng cân nhanh nhất, vì thế nếu thấy bé không tăng cân, hoặc tăng ít, chậm tăng cân thì đó là biểu hiện của tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó nếu có thêm dấu hiệu bé bỏ bú mẹ hoặc bú ít hơn thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ tư vấn nhé.
  • Bé không có biểu hiện “đòi mẹ” : Như phân tích ở trên, bé sơ sinh 2 tháng tuổi đã biết nhận diện mẹ. Thế nên nếu bé không có những biểu hiện thích thú, phấn khích khi thấy mẹ thì bạn cũng nên đưa bé đến nhờ bác sĩ kiểm tra tư vấn.
  • Bé không phản ứng với âm thanh : 2 tháng tuổi bé sơ sinh đã biết phản ứng với âm thanh, chuyển động xung quanh, thế nên nếu thấy bé có biểu hiện không nghe hoặc không theo dõi những vật dụng gần bé thì nên đưa bé đến các chuyên gia sớm nhất có thể. 
Nếu bé không phản ứng tốt với âm thanh, mẹ cần mang bé đi khám nhé. Ảnh Internet 

3. Cách xử lý một số “bệnh” ở bé sơ sinh 2 tháng tuổi thường gặp

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời bé thường không mắc bệnh vì có đề kháng trong sữa mẹ. Tuy nhiên vẫn có một số “bệnh vặt” khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Dưới đây là cách xử lý để bố mẹ yên tâm hơn.

  • Bé 2 tháng tuổi hắt hơi : Đây là cách bé phản ứng với không khí khi có chất kích thích ví dụ bụi bẩn. Do thời gian này đường hô hấp bé vẫn yếu nên thấy bé hắt hơn bạn cần xem lại phòng bé ngủ có bụi nhiều không, hoặc có những chất kích thích khác như mùi thức ăn, chó, mèo… Nên nhớ là phải đảm bảo khu vực bé ngủ sạch sẽ, thoáng mát nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé sơ sinh để giúp mũi bé sạch hơn. Tuy nhiên bạn cần tránh lạm dụng nhé!
  • Mặt bé sơ sinh 2 tháng tuổi có mụn : Một số mụn có màu trắng chính là mụn cơm, điều này bố mẹ trẻ không nên lo lắng. Còn một số mụn ở bé 2 tháng tuổi có mẩn đỏ, bong tróc thì do da bé bị khô. Lúc này, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, đồng thời giữ phòng bé luôn mát mẻ, có gió dịu ở môi trường bé nằm. 
Nếu da bé bị khô, mẹ hãy bảo đảm bé được thoáng mát và môi trường có độ ẩm để tốt cho da bé nhé. Ảnh Internet 
  • Bé 2 tháng tuổi bị trào ngược (bị trớ) : Đây là chuyện thường ngày với nhiều bố mẹ, do bé 2 tháng tuổi có thực quản chưa hoàn thiện. Để khắc phục “bệnh” này mẹ của bé nên xem lại tư thế cho con bú , tránh việc bú xong đặt bé nằm liền. Bên cạnh đó cũng nên tránh để bé bú quá no, cần chia ra nhiều bữa bú nhỏ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu thấy bé 2 tháng tuổi bị trào ngược quá nhiều kèm theo dấu hiệu không tăng cân, mất ngủ… thì phải đưa bé đi khám ngay nhé!
  • Bé 2 tháng tuổi ngủ thường gồng, vặn mình : Đây là “bệnh” bình thường ở bé sơ sinh nên bố mẹ không cần lo lắng, chỉ cần ru con và mặc tã rộng hơn một chút là được. Tuy nhiên, nếu thấy bé vặn mình kèm theo những biểu hiện như khóc, bỏ bú, sốt… thì bố mẹ cần phải đưa bé gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn.
  • Bé 2 tháng tuổi hay nấc cụt : Đây cũng là loại “bệnh” mà ai cũng gặp, và nguyên nhân thì vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề nấc cụt của bé. Bí quyết nếu thấy bé nấc cụt thì mẹ nên cho bé bú bé sẽ hết ngay thôi.

Bên cạnh những “bệnh vặt” trên, bố mẹ cần chú ý, nếu thấy một số biểu hiện như bé ho, bé bị chảy nước mắt nhiều, da bé bị mẩn đỏ… thì tốt nhất đưa bé tới khám bác sĩ nhé. Mẹ cần tránh việc tự chữa cho bé theo kinh nghiệm truyền miệng, có thể sẽ không trị đúng bệnh mà còn có thể làm tình trạng của bé thêm nghiêm trọng. 

Nếu bé bị ho nhiều, bị chảy nước mắt hay da bị mẩn đỏ lâu hết, mẹ nên mang bé đi bác sỹ khám. Ảnh Inernet 

4. Trong giai đoạn bé 2 tháng tuổi – bố mẹ nên chăm sóc con thế nào?

Như đã nói, sự phát triển của bé 2 tháng tuổi là một giai đoạn đặc biệt quan trọng. Vì thế bố mẹ cần quan tâm và có những lưu ý cụ thể trong quá trình chăm sóc để bé phát triển khỏe mạnh.

  • Chăm bé 2 tháng tuổi bằng nhật ký : Cụ thể bạn cần có một cuốn sổ (thường sẽ được phát khi bé chào đời ở bệnh viện) để theo dõi sự phát triển của bé. Ở trong sổ này có tất cả từ  lịch tiêm chủng , cân nặng chiều cao từng tháng và những hướng dẫn rất cụ thể, bổ ích. Bên cạnh đó, sau 2 tháng tuổi bố mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức chăm bé, ví dụ học hát ru, học trò chuyện với con mình chẳng hạn…
  • Quan tâm giấc ngủ của bé 2 tháng tuổi : Nên nhớ rằng ở 2 tháng tuổi bé sẽ có giấc ngủ dài hơn so với trước đó. Và thông thường bé sẽ ngủ sau khi bú xong, hoặc sau đó 15 đến 30 phút. Mẹ nhớ rằng thời gian ngủ của mỗi em bé sẽ khác nhau nhé, nhấn mạnh để bố mẹ biết và không so sánh với “con nhà người ta” rồi lo lắng quá nhiều. Để giấc ngủ của bé được ngon thì phòng ngủ của bé cần thoáng, sạch, phải dọn thường xuyên để tránh mùi sữa, nước tiểu của bé. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến chăn, gối, áo quần ngủ của bé nữa. 
Bảo đảm không gian chung quanh để bé luôn ngủ ngon. Ảnh Internet 
  • Bé 2 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ : Một quy tắc bất di bất dịch là “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh”. Vì thế trong thời kỳ bé 2 tháng tuổi, con chỉ cần bú sữa mẹ thôi, không cần uống sữa ngoài (trừ trường hợp mẹ không có sữa hoặc mẹ không thể cho bé bú). Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bé bị trào ngược sau khi bú, mẹ nên chia thành nhiều cữ bú, thời gian mỗi cữ bú của bé sơ sinh 2 tháng tuổi là 2 đến 3 giờ/ 1 lần. Và nhớ là, ban đêm bé vẫn cần bú nhé, khoảng 5 đến 6 giờ/1 lần bú vào ban đêm.
  • Bé 2 tháng tuổi bắt đầu tiêm chủng : Đây là điều mà mọi gia đình cần biết. Sau mũi tiêm khi sinh xong thì 2 tháng chính là cột mốc bé bắt đầu có những mũi tiêm. Bố mẹ chỉ cần đưa con tới trạm y tế hoặc trung tâm tiêm chủng là được tư vấn và tiêm cho bé cụ thể.
  • Bé 2 tháng tuổi cần đồ chơi : Giai đoạn này bé biết phản ứng với đồ vật, âm thanh rồi nên bố mẹ có thể sắm đồ chơi phù hợp cho bé được. Trong đó, “đồ chơi” tốt nhất vẫn là… bố mẹ, tức dành thời gian trò chuyện, hát ru… cho bé nhé!
  • Bé 2 tháng tuổi cần an toàn : Đây cũng là thời gian mà hầu như lúc nào cũng cần có một thành viên gia đình bên cạnh bé. Bên cạnh đó cần chú ý phòng bé nằm không được để chó, mèo… vào, đồng thời không có những đồ chơi sắc, nhọn…gần con nhé. 
Mẹ nên chọn đồ chơi phù hợp và an toàn cho bé. Ảnh Internet 
  • Thay tã chống hăm cho bé 2 tháng tuổi : giai đoạn này bố mẹ phải chịu “tốn tã” nhiều nhất vì mỗi ngày trung bình bạn sẽ phải thay tã cho con từ 8 đến 10 lần. Đây là việc ần thiết để tránh bé bị ướt, mất vệ sinh và bị hăm tã. Bạn cũng có thể dùng miếng lót cho bé 2 tháng tuổi được.

Sự phát triển của bé 2 tháng tuổi với 4 điều cơ bản trên gần như là quy tắc “bắt buộc” cần phải biết với bố mẹ, đặc biệt là bố mẹ trẻ đang có con ở chuẩn bị hay ở độ tuổi này. Vì thế, bố mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để tìm hiểu sự phát triển diệu kỳ của bé theo giai đoạn, trong đó bao gồm cả 2 tháng tuổi. Điều này chính là chìa khóa để giúp bố mẹ chăm con tốt, con cái khỏe mạnh và bố mẹ thì nhàn hơn. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và tìm hiểu thông tin về sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi. Hãy luôn chăm sóc và quan sát bé thường xuyên để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh trong thời kỳ quan trọng này.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận