Chuyện về việc sinh con sau phẫu thuật thai ngoài tử cung và điều trị ung thư đã trở thành một kỳ tích của sự sống. Đây là một câu chuyện đầy hy vọng và khích lệ, là minh chứng cho sức mạnh của ý chí và lòng kiên trì.
Sau phẫu thuật chửa ngoài tử cung hoặc sau quá trình điều trị xạ trị, hóa trị do ung thư, nhiều phụ nữ rất lo lắng về khả năng thụ thai của mình bởi những ảnh hưởng của các cuộc can thiệp y học này đều ít nhiều ảnh hưởng đến chuyện con cái.
- 5 bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản thường gặp ở phụ nữ
I. KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU PHẪU THUẬT TỬ CUNG
1. Chửa ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung không thể phát triển và nhất thiết phải đình chỉ thai vì sự an toàn tính mạng người mẹ.
Trong quá trình thụ thai, vì một lý do nào đó trứng thụ tinh không thể di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển. Thay vào đó, trứng thụ tinh sẽ nằm ngoài buồng tử cung và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này thai nhi không thể phát triển và nhất thiết phải đình chỉ thai vì sự an toàn tính mạng cho người mẹ.
2. Cơ hội thụ thai bị thu hẹp sau phẫu thuật thai tử cung
Khi tiến hành mổ thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ nỗ lực để giúp người mẹ giữ lại vòi trứng cho các lần thụ thai tiếp theo được thành công. Mặc dầu vậy, trong một số trường hợp, dù cố gắng, vòi trứng vẫn bị dính do viêm và không thông được như trước. Vậy nên, cơ hội mang thai của người phụ nữ sẽ bị thu hẹp và trông chờ vào chất lượng của vòi trứng còn lại.
3. Cơ hội thụ thai thành công sau phẫu thuật tử cung
Dù cơ hội thụ thai sau khi phẫu thuật tử cung chỉ còn lại một nửa với một vòi trứng, người phụ nữ vẫn có cơ hội được làm mẹ.
Theo cơ chế thụ tinh, noãn sau khi bứt khỏi buồng trứng sẽ được phóng vào vòi trứng cùng bên để gặp tinh trùng. Điều này có nghĩa noãn từ buồng phải sẽ phóng đi theo vòi trứng bên phải và ngược lại, noãn từ buồng trái sẽ phóng đi theo vòi trứng bên trái. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vòi trứng của một bên lại kịp dịch chuyển sang bên còn lại để đón noãn hoặc noãn bên này lại bị hút sang loa vòi trứng bên kia. Chính vì vậy, dù cơ hội thụ thai sau khi phẫu thuật tử cung chỉ còn lại một nửa với một vòi trứng, người phụ nữ vẫn có cơ hội được làm mẹ. Và tất nhiên, điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn bởi sác xuất thành công khá thấp.
Trường hợp sau 1 năm phẫu thuật, vẫn chưa có dấu hiệu mang thai, nên kiểm tra lại chất lượng vòi trứng còn lại hoặc thực hiện các cuộc thăm dò chuyên môn khác. Nếu vòi trứng bị tắc, có thể tiến hành nối vòi trứng (xác suất thành công cao hơn thụ tinh nhân tạo) để phục hồi khả năng sinh sản.
4. Lưu ý với trường hợp mang thai sau khi đã từng phẫu thuật thai ngoài tử cung
– Tùy thuộc vào tình trạng của lần chửa thai ngoài tử cung trước đó và tình trạng mất máu trong quá trình điều trị mà thời gian thụ thai kế tiếp có thể kéo dài hơn.
– Có hơn 10% nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung ở lần mang thai tiếp theo. Thông thường, nếu vòi trứng tắt hẹp là nguyên nhân chính thì khả năng này sẽ cao hơn bình thường. Nếu tái phát, trứng thụ tinh có thể nằm tại vị trí trước đó hoặc trên mỏm cụt của vị trí đã từng cắt.
– Đề tránh nguy hại cho sức khỏe của bản thân, bạn nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần.
II. KHẢ NĂNG SINH SẢN SAU KHI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Theo các chuyên gia, sau khi điều trị ung thư, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai trở lại nhưng phải cần ít nhất 1-2 năm sau đó và nhất thiết phải được kiểm tra tổng quát trước khi có kế hoạch mang thai. Tuy vậy, khả năng này còn tùy thuộc vào loại bệnh ung thư, giai đoạn phát hiện bệnh ung thư và cả tuổi tác của họ.
1. Những phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng thụ thai về sau
Các liệu pháp điều trị ung thư ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai về sau.
Để điều trị ung thư, người bệnh có thể phải trải qua các liệu pháp bao gồm: xạ trị, hóa trị, thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật. Và chúng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai về sau. Những can thiệp mang tính đe dọa có thể kể đến:
– Tiến hành xạ trị khu vực gần hoặc quanh tử cung: tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân về sau.
– Tiến hạnh xạ trị các khu vực thắt lưng, vùng bụng, vùng xương chậu hoặc toàn cơ thể: tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
– Tiến hành cắt bỏ một phần của cổ tử cung: tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
– Hóa trị bằng Anthracycline ( kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau: daunorubicin, epirucibin và idabubicin) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và làm ảnh hưởng đến quá trình thai nghén cũng như chuyển dạ.
– Tác dụng phụ của hóa trị khiến phụ nữ dễ bị mãn kinh sớm nhất là khi tuổi tác đã ngấp ngưỡng trên 35.
Như vậy, để tránh đánh mất cơ hội làm mẹ về sau, trước khi điều trị, bệnh nhân ung thư nên cần bác sĩ tư vấn rõ ràng để có sự lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, với bệnh nhân ung thư vú, việc tiến hành lưu trữ trứng trước khi điều trị là điều nên làm. Ngoài ra, nhờ sự bàn bạc kỹ lưỡng, các bác sĩ sẽ cân nhắc chọn lựa loại thuốc ít tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhất cho bạn.
2. Kiểm tra khả năng mang thai sau điều trị ung thư
Sau khi các liệu pháp điều trị ung thư thành công, bạn nên làm xét nghiệm tổng quát để kiểm tra khả năng thụ thai. Thông thường chỉ sau khoảng 3-6 tháng, bạn có thể tiến hành cuộc kiểm tra này với các thông tin:
– Chu kỳ kinh nguyệt và dấu hiệu mãn kinh
– Nồng độ hormone kích thích nang trứng FSH (thông qua xét nghiệm máu để xác định dấu hiệu mãn kinh)
– Nồng độ hóc-môn AMH (thông qua xét nghiệm máu để kiểm tra số nang noãn dự trữ trong buồng trứng)
– Kiểm tra buồng trứng (thông qua hình ảnh siêu âm)
3. Những lưu ý quan trọng về khả năng sinh sản sau khi điều trị ung thư
Trước khi có ý định mang thai sau khi kết thúc liệu trình điều trị ung thư bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ.
– Tế bào ung thư bị tiêu diệt cùng số trứng bị hỏng trong quá trình điều trị có thể vẫn tồn tại ít nhất sau 6 tháng kết thúc các liệu pháp. Do đó, không nên có thai ngay mà phải đợi qua thời gian 6 tháng an toàn.
– Với ung thư vú, khả năng tái phát rất cao nên cần ít nhất 2-5 năm sau khi kết thúc điều trị để tiếp tục lên kế hoạch thụ thai bởi các bác sĩ cần phải kiểm tra lại khả năng tăng trưởng của các tế bào ung thư.
– Một số bộ phận khác có thể chịu ảnh hưởng bởi quá trình điều trị như tim chẳng hạn. Vì thế, trước khi có ý định mang thai, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ.
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Ngưng uống thuốc trị bệnh bao lâu mới được mang thai
- 6 bệnh cần điều trị trước khi mang thai
- Các bước chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về kỳ tích của sự sống sau phẫu thuật và điều trị ung thư. Hy vọng thông tin trên đã mang đến thêm niềm tin và sự động viên cho quý vị!