Sẻ chia kinh nghiệm: Bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ trong gia đình

0
12

Hiểu rõ vấn đề và tạo môi trường an toàn cho trẻ với ít ảnh hưởng từ bên ngoài là quan trọng. Việc giáo dục về sự khác biệt giữa việc chia sẻ thông tin cá nhân và quyền riêng tư cơ bản giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ. Đồng thời, việc lắng nghe và tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ sẽ giúp tạo nên một môi trường gia đình lành mạnh và hòa bình.

Ở tuổi thiếu niên, trẻ bắt đầu cần có cuộc sống riêng tư nhiều hơn. Nếu ba mẹ nghĩ trẻ vẫn còn là “con nít”, vẫn cần mình giám sát 24/24 giờ thì không đúng. Trẻ sẽ bị ngộp và thậm chí không thể tự trưởng thành, khôn lớn lên từng ngày.

Ba mẹ không nên giám sát con 24/24

Khi trẻ 12-18 tuổi muốn có nhiều thời giờ và không gian riêng tư hơn, điều đó không có nghĩa trẻ đang muốn che giấu điều gì đó với ba mẹ. “Riêng tư” luôn đi liền với sự độc lập. Đây là một xu hướng tự nhiên khi trẻ bắt đầu lớn lên.

Những việc ba mẹ nên lưu ý

Để cho con cuộc sống riêng tư nhiều hơn, ba mẹ có thể thảo luận trước với con về điều này và cho con biết một số quy luật hay giới hạn cần phải được tôn trọng. Dĩ nhiên, những quy luật đó có thể thay đổi một khi con đã lớn hơn. Ba mẹ cũng có thể cho con biết một số hoàn cảnh buộc ba mẹ phải vượt qua những giới hạn hay quy định mà hai bên đã thỏa thuận. Sau đây là một vài cách giúp ba mẹ tôn trọng sự riêng tư của con:

– Không lén lục soát các ngăn kéo hay cặp sách đi học. Nên hỏi ý con trước khi “lục soát” cặp, sách vở của con

– Không nên nghe lén những cuộc nói chuyện trên điện thoại của con

– Không lén vô phòng hay lén nhìn vào phòng riêng của con

– Không lén đọc nhật ký của con hay kiểm soát thư điện tử của con

– Không gọi con trên điện thoại di động liên tục để theo dõi con từng giây từng phút

– Không nên kiểm soát con 24/24, hỏi con đi đâu, làm gì, trẻ cần có cuộc sống của mình và những lúc riêng tư, vui chơi bên bạn bè.

– Luôn theo dõi việc học hành, bài vở phải làm và hạn chót phải nộp bài của con nhưng không kiểm soát con từng ly từng tý.

– Nếu đã đưa ra một số qui định về những gì con sẽ làm khi rảnh rỗi, ba mẹ cũng không nên theo dõi quá chặt chẽ sẽ khiến con khó chịu.

– Luôn gõ cửa trước khi vào phòng của con.

Hãy gõ cửa trước khi vào phòng con

Theo dõi đúng cách

Tuy nhiên, vì trẻ chưa đủ chín chắn, trải nghiệm, chưa đủ khả năng ứng phó với các tình huống xấu, do vậy, cho trẻ không gian riêng nhưng ba mẹ cũng cần biết quan sát con hợp lý. Cách tốt nhất để ba mẹ vừa tỏ ra tôn trọng cuộc sống riêng tư của con vừa vẫn theo dõi các sinh hoạt của con chính là tạo được sự tin tưởng nơi con và luôn luôn liên lạc với con. “Liên lạc” ở đây không có nghĩa là chốc chốc phải kiểm soát sinh hoạt của con mà là tạo được mối quan hệ hàng ngày tốt đẹp với con.

Sau đây là một vài gợi ý:

– Khi con ngỏ ý muốn nói chuyện, nên ngưng ngay việc đang làm và chăm chú lắng nghe con nói. Với thái độ này, ba mẹ muốn nói với con rằng ba mẹ thật sự quan tâm đến những gì đang xảy ra với con.

– Nên quan tâm đến bạn bè của con và tạo điều kiện để chúng được đến nhà một cách thoải mái. Nhờ vậy ba mẹ mới biết được ai là bạn của con và không phải thắc mắc về các mối quan hệ của con. Liên lạc với ba mẹ của các bạn của con cũng sẽ giúp tạo được một môi trường lành mạnh cho con, đồng thời cũng dễ theo dõi được các sinh hoạt của con. Lắng nghe con kể chuyện về bạn bè.

– Ngay từ nhỏ nên tập cho con thói quen biết thông báo cho ba mẹ biết về sinh hoạt cũng như nơi sinh hoạt của con. Trẻ sẽ giữ mãi thói quen này khi lớn lên.

– Tận dụng bữa cơm gia đình để mọi người trong nhà có thể quây quần bên nhau và chia sẻ cho nhau về sinh hoạt của mỗi người.

Tận dụng bữa cơm gia đình để mỗi thành viên có thể chia sẻ với nhau mọi điều

– Nhưng quan trọng hơn cả, ba mẹ nên quan tâm đến những gì con đang đọc hoặc đang xem trên màn ảnh truyền hình và Internet. Tốt nhất nên đặt máy truyền hình và máy vi tinh có nối mạng ở những nơi mà mọi người trong nhà đều có thể sử dụng chung. Nên giới hạn thời gian ngồi trước màn ảnh truyền hình hay Internet cũng là một điều tốt.

Khi nào cần cảnh giác?

Khi sự riêng tư của trẻ có vẻ thái quá, thì đây là điều đáng lo ngại. Chẳng hạn, nếu trẻ đi chơi quá nhiều, giao du bạn bè bừa bãi, thường xuyên giam mình trong phòng quá lâu, không muốn nói chuyện với ba mẹ hoặc, sống thu mình thái quá… thì ba mẹ không nên chủ quan. Có thể trẻ đang bị trầm uất, sử dụng bia rượu hoặc các chất kích thích, trẻ đang bị bắt nạt. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mê hoặc bởi thế giới ảo, hay ngồi đồng trước màn ảnh máy vi tính, chơi game, xem phim…

Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ trong gia đình. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận