Rủi ro khi mang thai ở tuổi mãn kinh

0
20

Mặc dù rất hiếm, việc mang thai ở tuổi mãn kinh có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Nguy cơ cao gồm thai non, biến chứng thai kỳ và nạo phá thai tự nhiên. Phụ nữ tuổi mãn kinh nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định có thai để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Có nhiều quý bà đã ở tuổi mãn kinh nhưng vẫn có thai, thậm chí có những trường hợp dù đã mất kinh tới 1 năm mà vẫn nhận được thông báo từ bác sĩ là mình đã có thai.

Vậy nguyên nhân có thai ở độ tuổi mãn kinh là gì? Và làm gì để phó với những tình huống “oái ăm” này. Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Mãn kinh là gì? Vì sao phụ nữ mãn kinh vẫn có thai?

Là giai đoạn mà những hormone nữ ngừng biến động và giữ ổn định ở mức thấp nhất. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, do thay đổi hormone nên chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có nhiều biến động bất thường. Một số có thể bị mất kinh vài tháng sau đó lại có trở lại. Đây được gọi là hiện tượng mất kinh tạm thời. Còn một số phụ nữ mất kinh hoàn toàn là gọi là thời kỳ mãn kinh.

Ở tuổi mãn kinh phụ nữ thường không còn khả năng sinh sản

Theo các chuyên gia độ tuổi trung bình mãn kinh ở phụ nữ là 51 tuổi. Tuy nhiên có những trường hợp mãn kinh sớm ở độ tuổi 40, một số khác lại kết thúc muộn sau 60 tuổi mới bắt đầu mãn kinh. Việc xác định mãn kinh chỉ được tính từ thời điểm 1 năm bị mất kinh hoàn toàn mà thôi.

Sau khi mãn kinh, trứng sẽ không rụng nữa nên người phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh sản và làm mẹ. Tuy nhiên có những trường hợp hy hữu vẫn có thai sau thời gian mãn kinh, là do một số trứng vẫn còn sót lại, vài trứng còn có khả năng thụ thai nên nhiều phụ nữ mãn kinh mà vẫn có thai là do nguyên nhân này.

Những nguy hiểm khi mang thai ở độ tuổi mãn kinh

Phụ nữ khi ở độ tuổi mãn kinh, nếu mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường về sức khỏe của người mẹ và thai nhi, cụ thể như:

– Nguy cơ sẩy thai cao: Ở độ tuổi mãn kinh, do tử cung người phụ nữ có nhiều biến đổi, thường bị bào mòn do vậy trứng rất khó bám được vào thành tử cung để làm tổ, chưa kể đến những thay đổi về hormone khiến chất lượng trứng giảm nên dễ bị sẩy thai.

Mang thai ở tuổi ngoài 40 tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

– Thai chết lưu: Như đã nói ở trên, ở độ tuổi tiền mãn kinh buồng trứng của người phụ nữ do trải qua nhiều lần mang thai và sinh con nên đã bị bào mòn. Hơn nữa, giai đoạn này chất lượng trứng không tốt vì thế nếu được thụ thai thì cơ hội sống sót của bào thai cũng rất ít.

– Trẻ sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh và bị bệnh down: Ở giai đoạn này do chất lượng trứng yếu nên thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, đây là giai đoạn nhiễm sắc thể bị rối loạn nên đứa trẻ sinh ra dễ bị bệnh down.

– Sinh non: Ở tuổi mãn kinh, người phụ nữ thường đối diện với các căn bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, co giật… nên nếu mang thai ở thời điểm này dễ bị sinh non.

Nếu muốn sinh con trong độ tuổi mãn kinh cần làm gì?

Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ

Nếu bạn vẫn khao khát được làm mẹ ở tuổi ngoài 40 và buồng trứng vẫn “chưa hết hạn” bạn có thể nhờ sự can thiệp của y học hiện đại bằng liệu pháp thay đổi hormone, thụ tinh nhân tạo hoặc hiến trứng… Và tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho sự tư vấn y tế chuyên nghiệp. Chúc bạn sức khỏe!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận