Rỉ sữa non khi mang bầu là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Hãy ổn định tâm lý và duy trì vệ sinh cá nhân để giảm tình trạng này. Không cần lo lắng quá mức, bởi đây chỉ là một trong những biến cố thường gặp trong quá trình mang thai.
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bắt đầu tạo ra sữa non để chuẩn bị cho quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh sắp đến. Một số phụ nữ bắt đầu rỉ sữa non từ vài tuần hoặc vài tháng trước khi chuyển dạ. Đối với những ai làm mẹ lần đầu điều này có thể khiến các mẹ lo lắng và thậm chí phải đến bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, sữa non lại là một dấu hiệu rất đáng mừng.
Có phải mẹ bầu nào cũng bị rỉ sữa non?
Không phải thai phụ nào cũng rỉ sữa non vào giai đoạn giữa thai kỳ (khoảng tuần thứ 12 đến tuần thứ 14) hoặc cuối thai kỳ (khoảng tuần thứ 26 đến tuần thứ 30) theo lẽ thường. Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn có thể bắt đầu bị rỉ sữa non trong tam cá nguyệt thứ ba. Trong khi đó, các bà mẹ mang thai con rạ lại thường bắt đầu rỉ sữa non từ tam cá nguyệt thứ hai.
Một số hiếm có thể sẽ thấy hiện tượng này xuất hiện vào khoảng 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ hoặc có thể kéo dài trong suốt thời gian mang thai.
Càng gần đến ngày chuyển dạ, sữa non sẽ càng tiết ra nhiều hơn. Mặc dầu vậy, không phải tất cả thai phụ đều bị rỉ sữa non trong lúc mang thai mà phải đợi đến khi em bé chào đời.
Vì sao sữa non lại quý giá đến mức không gì có thể thay thế được?
Sữa non là một chất lỏng có độ đậm đặc, màu vàng đậm và được tạo ra từ tuyến vú nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi sau khi chào đời. Sữa non trong thai kỳ hay sữa non sau sinh đều là những dưỡng chất vô cùng quý giá. Trong đó bao gồm một lượng lớn protein và chất béo cao hơn nhiều so với sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Chất béo trong sữa non rất dễ hấp thụ, thêm vào đó sữa non lại giàu carbohydrate nên nó có tác dụng nhuận tràng và giúp các bé dễ dàng tống đẩy phân su, loại phân đầu tiên đầu đời ra ngoài. Điều này cũng có nghĩa là sữa non giúp loại bỏ mật thừa và làm giảm nguy cơ trẻ vàng da sau sinh.
Nếu trẻ sơ sinh được bú sữa non trong khoảng 6 tiếng sau sinh, khả năng miễn dịch của bé sẽ tăng đáng kể. Bởi lẽ, nồng độ các yếu tố miễn dịch trong sữa non luôn cao hơn rất nhiều so với sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú. Có thể sánh ví sữa non chính là một loại vắc xin an toàn 100% cho em bé sau sinh. Thậm chí nhiều bố mẹ sử dụng sữa non để nhỏ vào mắt trẻ sơ sinh với hy vọng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy đây là một quan niệm sai lầm nhưng nó không phải hoàn toàn thiếu cơ sở. Trong sữa non có chứa loại vắc-xin tên là globulin A (IgA). Nó khác với vắc-xin immunoglobulin G (IgG) mà bé đã nhận được từ nhau thai suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Nếu IgG hoạt động thông qua hệ thống tuần hoàn thì IgA lại bảo vệ bé tại những nơi mà virus dễ tấn công nhất như màng nhầy ở cổ họng, phổi và đặc biệt là ruột. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo các mẹ nên cho con ngay sau sinh khoảng 1 tiếng vì những lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn mà sữa non có thể mang lại cho bé.
Quan trọng nhất, nếu bé được bú sữa non triệt để vào các ngày đầu tiên sau sinh không chỉ bé sẽ nhận được những kháng thể cần thiết nhất để chống chọi bệnh mà sữa mẹ cũng nhiều và chất hơn.
Làm thế nào khi sữa non tiết nhiều?
Vì sữa non rất ít nên nhiều người thường chỉ nói “rỉ”. Tuy nhiên, có không ít thai phụ chảy sữa non đến ướt cả áo và thậm chí phải dùng đến miếng lót thấm sữa.
Nếu sử dụng miếng lót thấm sữa, bạn sẽ giữ vệ sinh bầu ngực của mình, đồng thời giảm cảm giác ẩm ướt gây khó chịu. Để không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và làm ảnh hưởng đến ti sữa sau này, bạn nên thường xuyên thay miếng lót thấm sữa sau mỗi 4 tiếng. Trường hợp sữa chảy nhiều, bạn nên thay ngay sau khi miếng lót đã ướt.
Vào ban đêm, bạn có thể dùng bông lót vào áo ngực chuyên dụng dành cho mẹ bầu để có được cảm giác khô thoáng hơn.
Những lưu ý cần nhớ:
– Tuyệt đối không dùng tay nặn sữa non vì nó có thể dẫn đến sinh non
– Khi bị kích thích trong lúc “giao ban”, cơ thể bạn có thể tiết sữa non nhiều hơn thường lệ và kèm theo cả những cơn co thắt nhẹ nhưng đó không phải là dấu hiệu sinh non.
Làm sao khi sữa non không rỉ?
Nếu không bị rỉ sữa non khi mang thai, không có gì phải lo lắng cả nhé! Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều phải rỉ sữa non trước khi sinh con. Và điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong vai trò làm mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, hãy thư giãn và bình thường hóa mọi việc cho đến khi con chào đời nhé!
Chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết này. Nhớ rằng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và luôn tốt nhất khi thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Chúc quý vị luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!