Quy trình sinh mổ và các thông tin quan trọng dành cho mẹ sau sinh

0
25

Sinh mổ là quá trình sinh thai thông qua phẫu thuật cắt bụng để đưa con ra ngoài. Sau sinh mổ, mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc vết mổ, chuẩn bị dinh dưỡng và tập luyện thể chất. Cần lưu ý tìm hiểu thông tin về việc hạn chế hoạt động và chăm sóc trẻ nhỏ.Để tránh biến chứng, các mẹ cần theo dõi sức khỏe, và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Ngày nay, sinh mổ được coi là giải pháp tuyệt vời trong việc giảm đau đẻ ở các bà mẹ trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa sản, đây thực sự là vấn đề lợi bất cập hại vì sinh mổ sẽ “sướng trước mà khổ sau” bởi những nguyên nhân sau:

Các mẹ nên cân nhắc trước khi sinh mổ.

1. Mẹ vẫn bị sản dịch bình thường

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng, chỉ khi mẹ sinh thường thì mới bị sản dịch do em bé phải đi qua “cửa mình”, còn sinh mổ thì có thể tránh được hiện tượng này do em bé được lấy trực tiếp từ tử cung khi mổ. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, dù là sinh thường hay sinh mổ, thì mẹ vẫn bị sản dịch sau sinh nhé. Theo các bác sĩ, sở dĩ có điều này vì trước khi chuyển dạ, tử cung cuộc mẹ vẫn phải mở vài phân để em bé được sinh ra, và sau khi sinh xong thì các niêm mạc tử cung bong ra lẫn với cục máu nhỏ từ vết mổ, cộng với chất nhầy tử cung và chảy qua đường âm đạo – đây gọi là sản dịch.Khi có sản dịch, mẹ cũng cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, theo dõi sản dịch như sinh thường, có bất cứ dấu hiệu khác biệt nào thì phải lập tức báo cho bác sĩ để tránh bị hậu sản – sản dịch sau sinh.

2. Thời gian phục hồi lâu

Sinh mổ thật nhẹ nhàng trong quá trình mẹ sinh con, tuy nhiên, thời gian phục hồi thì kéo dài hơn rất nhiều so với sinh thường. Nếu sinh thường mẹ chỉ mất 3,4 ngày là cảm thấy cơ thể khỏe lên rất nhiều, đi lại, vận động nhẹ nhàng được thì sinh mổ ngược lại, mẹ phải mất tới 2-4 tuần để phục hồi do mẹ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc con yêu. Tuy nhiên, dù là mới mổ, các mẹ cố gắng sau một ngày đi lại nhẹ nhàng để không bị dính ruột, tắc mạch máu nhé.

3. Dễ bị nhiễm trùng vết mổ Một thực tế là, các mẹ sinh mổ rất dễ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, nguyên nhân có thể do tay nghề bác sĩ chưa cao khiến vết mổ lớn, khâu và băng gạc không kỹ hoặc là do mẹ chưa biết cách vệ sinh khiến vết mổ bị hở và nhiễm trùng. Theo các bác sĩ, nếu mẹ bị nhiễm trùng vết mổ thì có nguy cơ rất lớn bị nhiễm trùng cả tử cung, hoặc cơ quan vùng xương chậu, sau này mẹ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng tới lần mang thai và sinh nở thứ 2.

4. Dễ gặp biến chứng cho lần mang thai thứ 2

Mang thai lần 2 sau sinh mổ dễ gây biến chứng cho cả mẹ và con.

Nếu mẹ sinh thường thuận lợi thì việc mang thai lần 2 cũng sẽ rất thuận lợi, tuy nhiên, nếu mẹ sinh mổ lần 1 thì mẹ cần phải nhờ bác sĩ tư vấn về mang thai sau sinh mổ lần 2 để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra như nứt vết mổ cũ, nhau cài răng lược, nguy cơ thai nhi sẽ bám vào vết sẹo cũ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

5. Trẻ sinh mổ có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe

Theo các bác sĩ, một đứa trẻ sinh ra bình thường sẽ có sức đề kháng tốt hơn so với đứa trẻ sinh mổ do trẻ sinh mổ không được nhận một loại hormone có lợi cho trẻ trong quá trình mẹ chuyển dạ. Ngoài ra, phương pháp sinh không tự nhiên này sẽ khiến trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém do trẻ không được hưởng các hormone có lợi từ ống dẫn sinh. Thậm chí, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ bị vàng da cao hơn trẻ sinh thường, hoặc bị một số dị tật liên quan tới thính giác, trí tuệ phát triển kém,…

6. Sữa về chậm hơn sinh thường

Sữa non không chỉ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho trẻ mà còn giúp trẻ có sức đề kháng tốt khi vừa chào đời, tuy nhiên, thông thường, mẹ sinh mổ phải mất một tuần mới có sữa, trong khi sinh thường chỉ mất 1 ngày. Và rất nhiều mẹ rơi vào trường hợp dở khóc dở cười, sau một tuần uống sữa ngoài bé nhất định không chịu ti sữa mẹ nữa và mẹ lại “hì hục” vắt sữa ra bình để bé ti.

7. Đau lưng

Đây là triệu chứng mà hầu hết các mẹ sau khi sinh mổ đều gặp phải và cảm thấy khổ sở vì điều này. Thậm chí nhiều mẹ còn chia sẻ, triệu chứng đau lưng kéo dài cả năm mà không hết do tac dụng phụ của thuốc gây tê được chích vào sương sống trước khi sinh mổ khoảng 3-5 phút. Ngoài ra, một số mẹ còn gặp biến chứng phụ như đau đầu sau sinh mổ, theo các bác sĩ, tỷ lệ đau đầu sau sinh mổ khá nhỏ, chủ yếu là đau lưng.

Cũng theo PGS.TS Lưu Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, hiện nay, tỉ lệ bà bầu lựa chọn sinh mổ ngày càng gia tăng với mục đích giảm đau trong quá trình sinh, sinh theo ý muốn, tuy nhiên, đây là phương pháp lợi bất cập hại, trừ những trường hợp mẹ bầu bị chỉ định sinh mổ thì nên sinh mổ, còn nếu có khả năng sinh thường thì sinh thường là tốt nhất vì sinh mổ tuy “sướng trước” mà lại “khổ sau”, và gặp nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe hơn sinh thường.

Cảm ơn bạn đã đọc thông tin về quy trình sinh mổ và các điều quan trọng sau sinh. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận