Quy định và thủ tục cho việc đổi họ, tên cho con

0
19

Quy định đổi họ, tên cho con cần tuân thủ theo Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng. Thủ tục thông thường bao gồm việc nộp đơn, công chứng giấy tờ nhân thân và giấy chứng sinh của con. Cần xác minh lý do thay đổi họ tên và có thể phải đến cơ quan công an xác nhận thông tin. Để tránh phức tạp, nên tìm hiểu kỹ quy định trước khi thực hiện thủ tục.

Nếu họ, tên của con gây ra sự nhầm lẫn hoặc làm ảnh hưởng đến tình cảm, danh dự gia đình hoặc cản trở quyền lợi hợp pháp và tác động tiêu cực đến tâm lý của bé thì đây sẽ là những lý do chính đáng để bạn đổi tên cho con.

Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi tên, họ cho con là điều chính đáng và đã được pháp luật quy định cụ thể.

Trong những trường hợp không thực sự cần thiết và không theo quy định của pháp luật, bạn nên hạn chế việc thay đổi họ tên cho con. Trước mắt, điều này sẽ làm mất của bạn không ít thời gian trong việc thực hiện các thủ tục thay đổi tên, họ về mặt pháp luật. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người sự trục trặc trong cái tên ngay từ ban đầu cũng là một dự báo không tốt. Sau đây là các quy định và thủ tục về việc thay đổi tên, họ mà bạn cần nắm:

I. TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI HỌ, TÊN CHO CON

Các trường hợp chính đáng để được xét thay đổi tên, họ

Trường hợp cần thay đổi tên, họ cho con bạn có thể đối chiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 27 Bộ luật Dân sự. Theo đó, luật quy định rõ các trường hợp chính đáng cần được thay đổi họ, tên như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định này của pháp luật, bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình để trình bày trong hồ sơ xin đổi họ, tên.

Ngoài ra, căn cứ theo mục 7, Điều 36, 37, 38 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính họ, tên cho con.

Việc cải chính này trên giấy khai sinh phải sẽ được giải quyết bởi UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh của con bạn.

Các loại giấy tờ và thủ tục đổi tên, họ cho con

Khi muốn làm thủ tục đổi tên, họ cho con, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy khai sinh bản chính của con

– CMND, hộ khẩu (sao y)

– Tờ khai xin thay đổi, cải chính họ, tên cho con (sử dụng mẫu của UBND phường, xã nơi đăng ký khai sinh cho con).

– Các loại giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi, cải chính họ, tên cho con.

Kể từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ, sau khoảng 5-10 ngày, UBND xã, phường sẽ ra quyết định cho phép thay đổi, cải chính họ, tên cho con (điều 36, điều 37, điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP).

III. TRƯỜNG HỢP CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH

Nếu bố mẹ muốn được cấp lại bản chính giấy khai sinh cho con vì nhiều lý do khác nhau, bạn có thể căn cứ theo các quy định ở Điều 62, Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP:

Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

3. Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh

1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

2. Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh và ghi rõ “Cấp lại” dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đã cấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày… tháng… năm…”.

3. Nguyên tắc ghi nội dung bản chính giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.

4. Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi đã đăng ký, khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Những thông tin về việc thay đổi tên, họ của con theo pháp luật trên đây hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ các quy định và thủ tục tiến hành khi muốn thay đổi tên cho con.

Chúng ta cần tuân thủ quy định và thủ tục của pháp luật khi muốn đổi họ, tên cho con. Cám ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết này, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy cẩn thận và chúng ta cùng tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện quy trình này nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận