Chàm là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh chàm, hãy giữ cho làn da của trẻ luôn sạch và khô, tránh tiếp xúc với các chất kích ứng và sử dụng kem dưỡng da phù hợp. Trong trường hợp chàm đã xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Đồng thời, hãy tìm hiểu về các phương pháp tự nhiên và thuốc chăm sóc da an toàn cho trẻ.
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm, là bệnh lý mãn tính thường gặp ở trẻ em. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi. Nguyên nhân do trẻ chưa có sức đề kháng cao, hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa ổn định nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bệnh kéo dài cho đến khi trẻ 3 tuổi và sẽ giảm dần và ổn định khi bé tròn 4 tuổi.
Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban màu đỏ ở trên mặt sau đó lan rộng ra vùng trán, má và cằm.
Theo đó, những bất thường của hệ miễn dịch sẽ làm cho một số chất bảo vệ da bị thiếu hoặc thấp hơn mức bình thường. Vì thế, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây khô da, kích ứng da và da bị dị ứng gây ra viêm nhiễm da.
Triệu chứng của bệnh
– Ở giai đoạn khởi phát: Trên da trẻ sẽ xuất hiện những nốt màu đỏ, gây ngứa ngáy ở trên mặt sau đó lan rộng ra vùng trán, má và cằm.
– Bệnh ở giai đoạn cấp tính: Thường xuất hiện những mụn nước, dễ vỡ và có thể chảy thành dịch và đóng vảy thành mảng.
Nếu da bị bội nhiễm, vùng da bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện mụn mủ gây đau đớn và lở loét da ở trẻ. Nếu được điều trị vẫn để lại sẹo trên da. Trường hợp bội nhiễm nặng mụn bọc sẽ xuất hiện ở toàn thân, gây nhiễm trùng toàn thân và sốt ở bé, thậm chí vi khuẩn có thể đi vào trong máu gây nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong. Chàm dễ nhầm lẫn với các bệnh như vẩy nên, rôm sảy, viêm da tiếp xúc hoặc bị ghẻ lở nấm da.
Cách phân biệt bệnh:
+ Trẻ dưới 5 tuổi bị chàm sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ thường tập trung ở mặt hoặc lòng bàn tay, bàn chân.
+ Trẻ từ 6 – 7 tuổi nốt đỏ to và dày hơn, tạo thành những khoảng da có hình ô vuông, mặt trong vùng kẽ chân, nách… lớp sừng dày hơn, không bị phù nề và tiết dịch.
Cách điều trị
Khi trẻ có xuất hiện những nốt ban, vẩy nến ở da cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp.
Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid hoạt tính mạnh để điều trị bệnh nhanh phục hồi. Và theo chỉ định, thuốc bôi da này chỉ được sử dụng liên tiếp trong vòng 14 ngày trở lại.
Nếu vùng da bị chàm lan rộng toàn thân, không nên dùng thuốc này để điều trị dài hạn. Vì thuốc có đi vào trong máu làm teo da, giãn mạch máu dẫn tới bị mất máu, rậm lông và gây vàng da ở trẻ.
Lưu ý: Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ không được dùng các bài thuốc nam hoặc tự mua thuốc điều trị cho trẻ mà nên đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng như trẻ bị tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch và loãng xương cho trẻ.
Cách chăm sóc và phòng bệnh
Khi trẻ bị chàm các mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại, lông chó, lông mèo, khói bụi và phấn hoa vì dễ gây nhiễm trùng và dị ứng da cho trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, để tăng sức đề kháng cho trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, để tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh các yếu tố gây hại làm bệnh nặng thêm.
Trẻ bị chàm thường bị dị ứng với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật, sữa công thức vì thế nên cho trẻ uống thay thế bằng sữa đậu nành, hay sữa thủy phân cho trẻ.
Trẻ bị chàm phải kiêng ăn hải sản, trứng, thịt bò vì những thực phẩm này dễ gây kích ứng da. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm thay thế để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
Khi con bị chàm, mẹ cần kiêng ăn những thực phẩm gây dị ứng vì khi con bú sữa mẹ sẽ bị dị ứng.
Không kiêng khem quá mức mà nên cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tránh thiếu cân và suy dinh dưỡng.
Dùng các loại kem dưỡng da dành riêng cho bé để dưỡng ẩm cho da để tránh bị khô da, phục hồi sức khỏe cho các tế bào bảo vệ da. Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay cả khi bé bị bệnh, tốt nhất là sau khi tắm.
Dùng các loại kem dưỡng da dành riêng cho bé để dưỡng ẩm cho da để tránh bị khô da
Tránh cho con tiếp xúc với nước bẩn, chất tẩy rửa độc hại. Không được dùng phấn rôm và các mỹ phẩm có mùi hương bôi lên da trẻ vì đây là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
Thường xuyên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa gây nguy hiểm cho trẻ.
Không sử dụng các sản phẩm, chăn, ga, gối nệm hoặc gấu bông làm bằng lông động vật cho trẻ dùng.
Không nuôi chim, chó, mèo hoặc trồng hoa trong nhà khi trẻ bị bệnh viêm da cơ địa.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết về phương pháp phòng và điều trị bệnh chàm cho trẻ. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích và giúp bạn có sự hiểu biết hơn về cách bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Chúc bé luôn khỏe mạnh!