Chữa trị cận thị ở trẻ em đòi hỏi sự chăm sóc đúng cách và kỷ luật trong việc sử dụng kính cận thị. Phụ huynh cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, động não nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử để bảo vệ sức khỏe mắt của con trẻ.
Cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em ngày nay rất đa dạng với nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Cha mẹ nên có những hiểu biết nhất định về cận thị, để giúp con điều trị kịp thời loại tật khúc xạ về mắt này, tránh gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của con.
1. Những cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em mẹ cần biết
1.1. Phương pháp đeo kính
Đeo kính là cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em phổ biến và đơn giản nhất, giúp trẻ có thể nhìn rõ được mọi thứ xung quanh. Tùy theo mức độ cận thị mà các bác sĩ sẽ cho trẻ đeo kính cận có số độ phù hợp. Nếu trẻ được đeo kính có số độ đúng thì sự tiến triển cận thị sẽ diễn ra chậm hơn. Thông thường, mắt trẻ thường sẽ tăng mỗi năm 1 điốp cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và thay đổi kính cho phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kính là kính gọng và kính tiếp xúc. Tuy nhiên, kính gọng thường được các bác sĩ khuyến dùng hơn cả. Loại kính tiếp xúc tuy có lợi về mặt thẩm mỹ nhưng người dùng phải biết giữ vệ sinh để tránh gây viêm hoặc loét giác mạc.
1.2. Phương pháp phẫu thuật
Nếu trẻ bị cận thị có số kính tăng nhanh trên 1 điốp/năm, thì cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc. Ngoài ra, có thể điều trị bỏ kính bằng phương pháp bắn mắt chữa cận thị laser excimer (LASIK). Nhưng, với điều kiện người bị cận thị đã đủ 18 tuổi và độ cận đã trở nên ổn định.
Cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em LASIK sử dụng tia laser hồng ngoại năng lượng thấp, có độ dài bước sóng 1,3 micromet để tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc. Cơ chế này làm phục hồi chức năng điều tiết của mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, cải thiện thị lực hiệu quả.
1.3. Các bài tập giảm bớt và phòng ngừa cận thị
Thường xuyên luyện tập các bài tập làm giảm độ cận thị của mắt cũng là một cách hạn chế tình trạng khô mắt, mỏi mắt lâu ngày dẫn đến cận thị. Đây là những bài tập đơn giản, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen thực hiện những bài tập này trong giờ giải lao ở trường hay sau khi đọc sách.
Bài tập 1: Chớp mắt nhanh trong suốt 1-2 phút.
Bài tập 2: Giơ 1 ngón tay ra, để cách xa khuôn mặt rồi đưa ngón tay từ từ tiến vào cho đến khi thấy ngón tay nhòa thành 2 ngón. Tập bài tập này trong 8 lần.
Bài tập 3: Lấy tay che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong vòng 1 phút.
Bài tâp 4: Giơ bàn tay phải lên trước mặt, cách mắt một khoảng 25-30cm. Sau đó giơ 1 ngón tay ra và nhìn ngón tay đó trong vòng 3-5 giây. Dùng tay che mắt trái lại, nhìn bằng mắt phải 3-5 giây rồi chuyển sang mắt phải. Tập như vậy mỗi bên 3 lần.
Ngoài ra, có một số phương pháp chữa cận thị theo dân gian mà người xưa vẫn “rỉ tai” nhau. Chẳng hạn như bấm huyệt chữa cận thị cho trẻ, hay thậm chí dùng cà chua để cải thiện thị lực cho bé, một số bài thuốc Đông y,…Tuy nhiên, hiệu quả và cơ sở khoa học của các phương pháp này chưa được kiểm chứng. Bố mẹ cần lưu ý tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn thực hiện cho con nhé.
2. Tác hại của cận thị ở trẻ em là gì?
2.1. Cận thị ở trẻ em là gì?
Cận thị, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất chính, là hiện tượng mắt chỉ nhìn được các vật thể ở gần, không nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa. Khi trẻ bị cận thị, cha mẹ sẽ thấy trẻ có những triệu chứng như: không đọc được rõ chữ trên bảng, phải đứng gần khi xem tivi, hay nheo mắt khi nhìn các vật ở xa, hay cúi sát mặt xuống sách khi làm bài tập…
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu cận thị này, cha mẹ cần phải lưu ý và kiểm tra ngay để tình trạng mắt của trẻ không xảy ra nặng hơn. Một điều cần lưu ý nữa là, cận thị – giống như loạn thị – là các loại tật khúc xạ về mắt chứ không phải bệnh. Bố mẹ cần phân biệt rõ các khái niệm này, để tìm cách điều trị tật cận thị ở trẻ em phù hợp.
2.2. Tác hại của cận thị đối với cuộc sống của trẻ
Ngày nay, cận thị đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Một số thống kê đã chỉ ra rằng, trên cả nước ta hiện có khoảng 3 triệu trẻ em bị mắc các tật khúc xạ về mắt. Trong đó, tỉ lệ trẻ bị cận thị chiếm 2/3. Thông thường, trẻ em sống ở đô thị sẽ hay bị cận thị hơn ở nông thôn với tỷ lệ 30-35%.
Theo một số khảo sát ở các trường học, lớp học tại các thành phố lớn, số lượng trẻ bị cận thị trong một lớp có thể chiếm tới hơn 50%. Số lượng trẻ em bị cận thị được nêu ra ở các báo cáo trên quả thật không nhỏ. Vậy, cận thị đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống thường ngày của các con?
Trước hết, cận thị ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ. Khi bị cận thị, trẻ không nhìn rõ vật ở xa mà chỉ nhìn được các vật ở gần. Nếu không có cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em kịp thời, trẻ sẽ không thể đọc rõ chữ trên bảng, hay gặp khó khăn khi đọc chữ trong sách vở. Do đó, trẻ không nắm bắt kịp kiến thức và dẫn tới kết quả học tập bị sa sút. Tình trạng cận thị cũng gây khó khăn cho trẻ khi sinh hoạt, hay tham gia các hoạt động ngoài trời vì khả năng nhìn của trẻ bị hạn chế.
Cận thị nhẹ – nếu không được điều trị sớm – sẽ làm cho mắt bị cận nặng hơn. Những biến chứng của cận thị rất nguy hiểm. Chúng sẽ gây xuất huyết võng mạc, làm giãn lồi, thoái hóa hay teo hắc võng mạc…Vì thế, thị lực của trẻ sẽ bị giảm trầm trọng và tệ hơn là dẫn đến mù lòa.
3. Có cách nào phòng tránh tật cận thị ở trẻ em không?
Để phòng tránh cận thị thì việc nắn cho trẻ ngồi học theo một tư thế đúng là rất quan trọng. Nhiều trẻ có thói quen ngồi khom lưng, cúi sát mặt vào sách khi học bài. Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến tật cận thị ở trẻ, giảm khả năng nhìn xa của mắt.
Vì vậy, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ngồi đúng tư thế khi học bài, đảm bảo cho khoảng cách từ vở đến mắt đạt 30 cm. Không nên cho trẻ xem tivi với khoảng cách gần, và hạn chế thời lượng xem tivi, chơi trò chơi điện tử của trẻ.
Ngồi học ở nơi không có đủ ánh sáng cũng dễ khiến cho trẻ em dễ bị cận thị. Khi thiếu ánh sáng, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn, dễ bị mỏi hơn, tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cận thị. Vì vậy, cha mẹ nên bố trí góc học tập của trẻ luôn có đủ ánh ánh sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Khuyến khích con dành ra một ít thời gian để thư giãn mắt sau một khoảng thời gian dài tập trung vào việc học.
Bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng bổ mắt để tránh cận thị là một việc làm cần thiết. Những loại thức ăn chứa nhiều vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, Caroten, Crom, kẽm…sẽ giúp bổ mắt, làm giảm sự phát sinh cận thị và các bệnh về mắt. Những loại thực phẩm này sẽ thường có nhiều trong gan động vật, các loại sữa, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, bí đỏ, cà chua, gấc, các loại đậu, thịt nạc, tôm, sò, cá…
Ngoài ra, chủ động khám mắt định kỳ là một việc làm được các bác sĩ khuyến nghị để có thể theo dõi, và phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến mắt của trẻ.
Cận thị ở trẻ em tác động xấu đến học tập và công việc sau này của trẻ. Nếu không có sự quan tâm đúng mức từ gia đình và xã hội, tỷ lệ cận thị ở trẻ sẽ ngày càng tăng một cách nghiêm trọng. Khi trẻ bị cận thị, những cách điều trị bệnh cận thị ở trẻ em tốt nhất là cho trẻ đeo kính, hay phẫu thuật cận thị. Để phòng ngừa, hãy tạo cho trẻ thói quen tốt khi ngồi học, cho trẻ ăn uống đầy đủ và đi khám mắt thường xuyên nhé. Chúc bố mẹ chăm con khỏe mạnh toàn diện.
Cảm ơn quý vị đã đọc thông tin về phương pháp chữa trị cận thị ở trẻ em. Nhớ thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh mắt cho trẻ, cùng hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Chăm sóc kỹ lưỡng mắt của trẻ sẽ giúp họ có tầm nhìn khỏe mạnh hơn.