Chăm sóc bé 3 tháng tuổi cần chú ý đến việc nuôi, chăm sóc da, vệ sinh hơi thở và tạo môi trường an toàn. Đồng thời, tạo sự kết nối với bé thông qua âm nhạc, ngôn ngữ và kỹ năng xoa bóp. Hãy dành thời gian, tình yêu và sự hiểu biết cho bé để giúp phát triển toàn diện cho bé.
Bé 3 tháng tuổi biết làm gì – hẳn nhiên đây là mối quan tâm hàng đầu của ba mẹ khi con vừa vượt qua giai đoạn tháng tuổi thứ 2 trong đời. Dù với người lớn chúng ta, mọi thứ có thể trôi chậm lại khi con trẻ ra đời, song với bé, mỗi tuần mỗi tháng tuổi đều có nhiều thay đổi đến diệu kỳ mà chỉ khi quan sát rất kỹ, chúng ta mới phát hiện ra.
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi cũng như các giai đoạn khác, sự phát triển của con có thể diễn ra âm thầm hoặc rõ rệt đều liên tục không dừng lại một giây nào. Tuy nhiên, sang tháng tuổi thứ 3, những thay đổi của bé sẽ rõ ràng hơn và nếu quan sát, cha mẹ sẽ thấy rõ hơn nhiều so với những thay đổi phát triển của con ở tháng trước đó. Bé 3 tháng tuổi đã biết cười rạng rỡ, cũng đã biết ngóc đầu và làm những trò vô cùng đáng yêu. Bé sẽ luôn khiến cho cả nhà vô cùng ngạc nhiên, thích thú bởi sự phát triển ngày càng hoàn thiện và phong phú của mình.
1. Hãy cùng khám phá bé 3 tháng tuổi biết làm gì nhé
1.1 Bé biết ngóc đầu
Thời gian 3 tháng tuổi, mẹ không còn phải đỡ đầu của bé nữa. Khi nằm sấp, con đã có thể tự nâng phần đầu của mình lên rồi. Một số bé cứng cáp còn có thể làm những động tác như tập trườn lên, đẩy chân và xoay sở để tự lật ngửa mình nữa đấy.
1.2 Ăn và ngủ
Khi con yêu tròn 3 tháng tuổi, bé sẽ ngày càng bú sữa giỏi hơn và ngủ đêm nhiều hơn, giấc dài hơn. Nếu bé đang bú sữa mẹ, bạn luôn phải sẵn sàng cho bé bú suốt ngày mỗi khi con đói. Đối với những bé bú bình thì thời gian ngủ đêm thường sẽ dài hơn so với các bé bú mẹ. Trung bình, một em bé 3 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ vào ban đêm khoảng 5 – 6 tiếng liên tục.
1.3 Biết nhận diện và ghi nhớ khuôn mặt của cha mẹ ông bà
Bé đã biết nhận diện các vật thể cũng như đặc biệt chú ý đến khuôn mặt của các thành viên trong gia đình, khả năng phối hợp giữa tay và mắt của bé cũng sẽ được cải thiện vượt bậc so với trước. Đây cũng là thời điểm mà con yêu của bạn đã có thể ghi nhớ được các sự việc, con có thể nhớ được cha mẹ, khuôn mặt các thành viên trong gia đình mà con thường xuyên được gặp được bế bồng, cũng như, con nhận ra một số đồ dùng quen thuộc quanh mình như đồ chơi, bình sữa.
1.4 Biết học cách chờ đợi
Khám phá việc bé 3 tháng tuổi biết làm gì, chắc chắn bố mẹ vô cùng bất ngờ và thích thú. Không giống như lúc bé mới sinh ra sẽ khóc toáng lên ngay khi cảm thấy đói, bé sơ sinh 3 tháng tuổi khi đến bữa đói bụng có thể mè nheo cho mẹ biết, nhưng bé cũng có thể chờ đợi mẹ chuẩn bị cho bú. Một số bé còn có thể vừa ăn vừa vui chơi, ngừng bú rồi cười hoặc nói chuyện ê a với bố mẹ.
1.5 Bé 3 tháng tuổi đã biết thể hiện cảm xúc của mình
Đây là một trong những điều cực kỳ thú vị ở trẻ 3 tháng tuổi. Con đã biết thể hiện ý muốn của mình, điều con thích và không thích. Ví dụ, có bé sẽ chỉ thích mẹ cho bú khi nằm, vì khi nằm con sẽ thấy thoải mái và bú được nhiều hơn. Cũng có bé thích được mẹ hát ru khi ngủ, bằng chứng là đến khi con buồn ngủ sẽ thường hay “mè nheo”, và chỉ khi mẹ hát ru thì con rất hài lòng và nhanh đi vào giấc ngủ. Và có bé khi nắm đồ chơi trong tay bị trượt, con có thể cáu gắt nếu không cầm nắm lại được,…Những phản ứng nho nhỏ đáng yêu này sẽ khiến cả nhà thích thú, vì từ tháng này, con thật sự đã lớn trông thấy và biết thể hiện ý muốn của bản thân theo cách riêng rồi.
2. Mẹ nên làm gì để chăm sóc bé yêu tốt hơn ở giai đoạn này?
Bé 3 tháng tuổi đã có những sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó, vì vậy, việc chăm sóc bé cũng đòi hỏi bố mẹ phải chú ý rất nhiều. Thời điểm này, bé cưng của mẹ không chỉ bụ bẫm hơn và còn cao thêm một chút, các giác quan cũng nhanh nhạy hơn. Hơn nữa, khả năng nghe, ngửi, nhìn và cảm nhận của bé cũng tốt hơn trước rất nhiều. Để giúp con phát triển tốt, bố mẹ hãy dành thời gian trò chuyện, giao tiếp tương tách với con càng nhiều càng tốt nhé. Điều này rất có lợi cho sự phát triển các giác quan và cảm xúc của bé.
Hãy kích thích bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ bằng cách cho bé chơi những món đồ chơi nhiều màu sắc, hình khối khác nhau. Đặc biệt, hãy cho con chơi những món đồ chơi có thể chuyển động, phát ra tiếng kêu để trẻ có thể phối hợp giữa tay và mắt, lẫn thính giác. Mẹ có thể lập thời gian biểu để con sinh hoạt theo nề nếp. Có thể ban đầu sẽ gặp không ít khó khăn bởi bé chưa kịp thích nghi, nhưng chỉ cần mẹ kiên trì sẽ thực hiện được. Một khi bé đã đi vào khuôn khổ, việc chăm sóc bé cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Bố mẹ hãy thường xuyên cho con đi dạo, cho con được tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tăng khả năng nhận thức, cảm nhận và học hỏi của bé nhé.
Từ 3 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể tự lật người do vậy mẹ cần chú ý không để bé nằm sát thành giường, hay quá nhiều đồ dùng chung quanh, để đảm bảo an toàn cho con nhé. Mẹ cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo sức khỏe cho mình, cũng như cung cấp đủ lượng sữa theo nhu cầu của bé 3 tháng tuổi với dinh dưỡng đầy đủ cho bé phát triển.
Hẳn là đến đây, bố mẹ không những đã thấy rõ hơn về việc bé 3 tháng tuổi biết làm gì, mà còn biết thêm một vài gợi ý hữu ích, để chăm sóc bé thời gian này sao cho tốt nhất. hy vọng những thông tin chia sẻ này, thực sự giúp bố mẹ phần nào, nhìn thấy sự tiến bộ của con mỗi ngày, cũng như hiểu giai đoạn phát triển của con để giúp con tiến bộ mỗi ngày và phát triển tốt hơn nữa.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến phương pháp chăm sóc và phát triển cho bé 3 tháng tuổi. Điều quan trọng là tạo môi trường an toàn, ngủ đều và bổ sung chế độ dinh dưỡng đúng cách. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh nhé.