Phụ nữ mang thai 14 tuần: Thay đổi của cơ thể và chế độ ăn cần thiết

0
15

Trong tuần thai thứ 14, cơ thể phụ nữ mang thai trải qua nhiều thay đổi, cần chăm sóc bản thân và tăng cường chế độ ăn uống. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm đa dạng là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Thai nhi 14 tuần tuổi là giai đoạn mà mẹ bầu cảm thấy nhẹ nhàng nhất trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, đây cũng là lúc em bé phát triển mạnh mẽ nhất cả về kích thước lẫn cân nặng. Vậy mẹ bầu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Thời điểm này, mẹ bầu sẽ bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, nên mẹ không cần phải lo lắng về các triệu chứng ốm nghén hay nguy cơ sảy thai. Vào tuần này, mẹ bầu sẽ tăng thêm 1-2kg và quen dần với những biến đổi của cơ thể khi mang thai.

Mẹ bầu sẽ tăng thêm 1-2kg khi thai nhi 14 tuần tuổi – Ảnh Internet

1.1. Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu

Thai nhi 14 tuần tuổi trở đi là lúc cơ thể mẹ bầu lấy lại năng lượng, tăng cân nhanh và khỏe mạnh hơn trước. Lúc này, ngực của bạn bắt đầu tiết ra sữa non có màu trắng đục (loại sữa giàu dinh dưỡng) rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nếu bầu ngực vẫn còn bé và chưa tiết sữa, các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy kết hợp liệu pháp massage và chế độ dinh dưỡng “mát sữa” như đu đủ hầm giò heo, rau lang luộc, thịt bò… Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên tránh các loại thực phẩm như rau ngót, rau răm, uống nước dừa… trong giai đoạn này.

Canh đu đủ hầm giò heo sẽ giúp mẹ tăng thêm sữa non – Ảnh Internet

Một số thai phụ thường gặp phải một số vấn đề về mũi như chảy máu, nghẹt mũi, sổ mũi… được gọi chung là “viêm mũi thai kỳ” do tác động của việc thay đổi nội tiết tố. Chính vì vậy, các mẹ hãy chuẩn bị nhiều khăn giấy hoặc khăn tay vải mềm để sử dụng. Nếu tình trạng chảy máu mũi kéo dài, mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Vào tuần này, mẹ bầu dễ bị táo bón, khó tiêu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, cũng như chất dịch từ âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn. Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu này, mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ và tập thể dục đều đặn.

Để giảm bớt các triệu chứng táo bón và khó tiêu mẹ nên uống nước nhiều hơn – Ảnh Internet

1.2. Những thay đổi về mặt tinh thần của mẹ bầu

Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi chính là nguồn sống, niềm động lực của các mẹ bầu. Nên mẹ thường dồn hết tâm trí vào đứa bé trong bụng, xao nhãng việc nhà, việc công ty và hay bị stress. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng vì em bé vẫn khỏe mạnh và đang phát triển từng ngày. Điều quan trọng trong giai đoạn này là mẹ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và luôn trong trạng thái thư giãn để mỗi ngày mang thai là ngày hạnh phúc.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn – Ảnh Internet

2. Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển ra sao?

Trong tuần thai thứ 14, em bé phát triển rất nhanh có thể dài hơn 10cm và nặng khoảng 80 gram. Hai mí mắt vẫn còn khép chặt, nhưng bé đã có thể cảm nhận được nguồn ánh sáng xung quanh mẹ. Ví dụ: bạn chiếu đèn trực tiếp vào bụng bầu, bé sẽ di chuyển để tránh luồng ánh sáng đó. Ngoài ra, bé có thể di chuyển, cử động các khớp, chân phát triển dài hơn so với cánh tay và hình thành vị giác. Nếu bạn đi siêu âm vào tuần này, bạn có thể thấy em bé mở miệng, tay nắm dây rốn hoặc chân đạp nhẹ vào thành bụng.

Nếu đi siêu âm mẹ có thể thấy em bé mở miệng, nắm tay và di chuyển – Ảnh Internet

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu 14 tuần thai

Để giảm bớt các triệu chứng ợ chua và táo bón trong thai kỳ mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa… và ăn nhiều hoa quả. Tuyệt đối, không được tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều cafein, dầu mỡ và không uống nước khi ăn.

Rau quả rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi 14 tuần tuổi – Ảnh Internet

Mẹ cần bổ sung thêm chất đạm, chất sắt từ trứng, cải xanh, cải bó xôi, thịt, cá, ngũ cốc… để thai nhi 14 tuần tuổi phát triển vượt trội về cân nặng và thể chất. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều trái cây sẽ giúp mẹ tăng cường vitamin C để tốt cho bé và đẹp da cho mẹ.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu:

Các loại hạt, trái cây khô như hạt bí, hạt hướng dương, đậu… là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo (không chứa cholesterol) rất cần thiết cho bé. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều cá hồi, cá ngừ (chứa omega3 và selen) để giúp bé phát triển não bộ, cũng như bổ sung thêm măng tây để ngăn ngừa chứng tiểu đường trong quá trình mang thai.

Các loại đậu rất tốt cho mẹ và bé trong giai đoạn này – Ảnh Internet

Mẹ bầu nên hạn chế tiêu tục các loại thực phẩm đóng hộp và thức ăn nhanh như dâm bông, xúc xích, thịt xông khói… vì chúng chứa nhiều muối nitrat gây nguy cơ sinh con nhẹ cân.

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 14 tuần

Thai nhi 14 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để các ông bố, bà mẹ “đặt tên ở nhà” cho con. Cũng như lên kế hoạch trò chuyện, hát hò và gọi tên con, để giúp con cảm nhận được tình thương và niềm hân hoan của bố mẹ.

Việc thay đổi bàn chải đánh răng, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa cũng rất quan trọng. Vì mẹ có thể gặp các triệu chứng về răng miệng như ê buốt khi nhai và chảy máu khi đánh răng. Ngoài ra, để giảm bớt áp lực khi mang thai mẹ nên đi du lịch, dã ngoại hoặc đi bơi cùng gia đình.

Thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác ê buốt – Ảnh Internet

Hy vọng với các chia sẻ của về thai nhi 14 tuần như trên, sẽ giúp các mẹ tăng thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bản thân trong quá trình thai kỳ. Bên cạnh đó, cũng giúp các ông bố hiểu rõ hơn về phát triển của thai nhi và tâm sinh lý mẹ bầu. Từ đó, luôn yêu thương, chăm sóc và cảm thông khi mẹ bầu cáu gắt hay mệt mỏi.

Liên Tiểu Di tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận