Phòng tránh và giải quyết vấn đề trẻ nhỏ phát triển chậm mà mẹ bầu cần biết

0
19

Thai chậm phát triển phải làm sao? Đây là nỗi lo lắng, bất an của rất nhiều cặp vợ chồng, khi mẹ bầu đi siêu âm và phát hiện. Hội chứng thai chậm tăng trưởng là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng? Mẹ bầu cần nắm rõ những gì liên quan đến vấn đề sức khỏe thai nhi và tìm hiểu từng phương pháp giải quyết tốt nhất, để ngăn ngừa phòng chống tình trạng thai chậm phát triển ở thai nhi? Mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.  

Mẹ bầu luôn theo dõi mong ngóng từng bước phát triển của con – Ảnh Internet.

1. Thế nào là thai chậm phát triển?

Thai chậm phát triển hay còn gọi là hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, được gọi tắt là IUGR. Đây là hiện tượng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, từ đó dẫn đến kích thước và cân nặng của thai nhỏ hơn so với độ tuổi thai. 

Những trẻ bị hội chứng IUGR sẽ có trọng lượng dưới 5% trên đường biểu đồ trọng lượng của lứa tuổi thai nhi. Sự phát triển của thai nhi sẽ tương đương với sự phát triển kích thước bụng của mẹ. Tuy kích thước bụng mẹ còn phụ thuộc vào thể trạng riêng của từng mẹ bầu, nhưng vẫn có những chỉ số tiêu chuẩn để theo dõi sự phát triển của thai nhi, như chỉ số độ cao của tử cung.

Trọng lượng thai nhi nhỏ hơn tuổi thai nhi – Ảnh Internet.

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi thì tử cung cao đến phần xương mu, khi thai được 20 tuần tuổi thì phần trên tử cung hay còn gọi là đáy tử cung sẽ chạm đến vùng rốn của mẹ bầu. Ngoài tên gọi IUGR, thì tình trạng này còn được biết đến với các tên gọi khác như: nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA), suy dinh dưỡng thai nhi, suy nhau thai.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến thai chậm phát triển?

Nguyên nhân dẫn đến thai chậm phát triển tương đối đa dạng, xuất phát từ bản thân của mẹ bầu. Thiếu dinh dưỡng và hoạt động nặng quá sức là hai nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến trẻ chậm phát triển. Một số mẹ bầu chưa được trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng khi mang thai dẫn đến việc chăm sóc thai nhi không tốt. Vì ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi bắt đầu tăng cao, do thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện các bộ phận cơ thể. Lúc này nguồn cung cấp chất dinh dưỡng không được đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Một số mẹ bầu do điều kiện kinh tế chưa đáp ứng trong cuộc sống, vẫn phải đi làm nhiều trong giai đoạn thai kỳ. Việc lao động quá sức gây áp lực lên vùng bụng, kết hợp với việc không nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ khiến cho quá trình phát triển của bé yêu gặp trở ngại. Tiếp xúc hoặc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống của trẻ.

Mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến thai chậm phát triển – Ảnh Internet.

Ngoài ra, có thể do mẹ bầu đã mắc bệnh trước khi mang thai nhưng không được điều trị. Đối với mẹ bầu có con lần thứ hai, còn do ảnh hưởng của lần thai đầu đã bị hội chứng chậm phát triển. Đặc biệt, hội chứng này thường xảy ra ở mẹ bầu mang song thai vì lượng chất dinh dưỡng không đủ, để cung cấp cho sự phát triển đồng đều của cả hai bé. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nhau thai bị suy hoặc nhau tiền đạo.

Bên cạnh đó, chậm phát triển thai nhi còn do sự bất thường của cấu tạo trong cơ thể. Bộ nhiễm sắc thể gặp vấn đề như bị hội chứng Down, hội chứng Turner, hoặc trong quá trình hình thành cơ quan nội tạng gặp trở ngại. Trong quá trình phát triển, thai nhi có thể bị mắc một số bệnh như Rubella, nhiễm khuẩn khi Toxoplasma hoặc virus cự bào ngay từ trong cơ thể mẹ do mẹ bầu không chích ngừa trước khi mang thai.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ khiến trẻ bị mắc một số bệnh khi sinh ra – Ảnh Internet.

3. Làm thế nào để biết trẻ bị chậm phát triển?

Cách tốt nhất là thông qua kết quả siêu âm. Khi siêu âm thai sẽ cho kết quả cực kỳ chuẩn xác về các chỉ số như kích thước, sự phát triển các cơ quan,…Từ đó, bác sĩ sẽ phán đoán được sự phát triển của trẻ có phù hợp với độ tuổi thai không, để đưa ra kết quả trẻ có bị chậm phát triển không. Bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số về chu vi vòng đầu chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của mẹ, lượng máu chảy từ nhau thai đến dây rốn để xác định sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm là biện pháp chuẩn đoán chỉnh xác nhất – Ảnh Internet

Ngoài biện pháp siêm âm, bác sĩ có thể chuẩn đoán tình trạng thai nhi bằng cách sờ nắn bụng để ước lượng sự thay đổi của tử cung. Chiều cao tử cung so với các bộ phận như vùng xương mu của mẹ, đem đối chiếu với số tuổi thai nhi, để cho kết quả về sự tăng trưởng kích thước của trẻ.

4. Mẹ bầu nên làm gì khi thai chậm phát triển?

Việc quan trọng nhất là mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ đều đặn, nhờ đó có thể theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của thai nhi, phát hiện tình trạng bất thường sớm, để có cách giải quyết phù hợp.

Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp hằng ngày. Ngoài cung cấp thức ăn mẹ bầu còn phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết, trung bình từ 2 đến 3 lít mỗi ngày để đảm bảo lượng nước ối không bị hao hụt do sự phát triển của trẻ.

Cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý – Ảnh Internet

Mẹ bầu phải luôn giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, áp lực. Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu phải nghỉ ngơi nhiều hơn tránh làm việc nặng hay những công việc di chuyển nhiều gây ảnh hưởng đến vùng bụng và tử cung.

Thai chậm phát triển phải làm sao đúng thực là nỗi lo rất chính đáng của bố mẹ. Bởi, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sau. Và với những chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng mẹ bầu đã thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng và khoa học, cũng như tìm ra được cách ngăn ngừa, phương án giải quyết, nếu chẳng may con yêu trong bụng chậm phát triển. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận