Để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt trong xanh của bé, tránh ánh sáng màn hình quá sáng, hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính. Rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với mắt bé. Khi phát hiện triệu chứng bất thường, đừng tự điều trị mà nên đưa bé đến bác sĩ mắt chuyên nghiệp để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh lé mắt ở trẻ em hay còn được gọi với một cái tên khác là lác mắt ở trẻ em. Đó là sự không cân bằng hoặc thiếu hụt giữa 2 mắt. Sự cấu tạo tự nhiên là hai mắt rất cân đối nhờ sự chi phối của các dây thần kinh. Nếu vì một lý do nào đó chi phối mắt làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một phía đó là trẻ đã bị lé mắt.
1. Các hình thái bệnh lé mắt ở trẻ em
Theo thống kê, có 2 trường hợp lé mắt ở trẻ em:
- Lé bẩm sinh: Trước 6 tháng tuổi
- Lé mắc phải: Sau 6 tháng
Hiện nay có các hình thái lé như sau: Lé ngang trong, lé ngang ngoài, lé dứng trên, lé đứng dưới, lé một mắt, lé luận phiên hai mắt.
Khi một mắt của trẻ bị lé việc tiếp nhận ánh sáng đi vào mắt không đi đúng hướng để đưa đến dây thần kinh. Vì vậy, hình ảnh mà não nhận được của mắt lé là một hình ảnh mờ, một hình ảnh yếu không rõ nét so với mắt còn lại. Nếu tình trạng này để lâu dài thì con mắt đó trở nên lười và yếu hẳn. Đặc biệt là ở trẻ em, nếu bỏ qua giai đoạn phát triển về mắt trong khoảng 6 – 8 tuổi thì sau này, bên mắt bị lé của bé sẽ yếu hơn hẳn.
2. Hậu quả của lé mắt ở trẻ
Lé mắt ở trẻ sẽ để lại các tác hại trước mắt và tác hại lâu dài.
Hậu quả ngay lập tức có thể thấy ở trẻ lé mắt là, nếu nguyên nhân xuất phát từ việc mắc phải các bệnh lý như ung thư, các tật khúc xạ về mắt mà không được điều trị kịp thời thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng thị lực, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Tiếp theo là tác hại lâu dài đến trẻ. Khi trẻ bị lé mắt thì về sau sẽ không có chức năng nhìn hình nổi và chức năng định vị khoảng cách. Nếu trẻ bị mất một trong những chức năng trên, sau này lớn lên, trẻ bị hạn chế về việc lựa chọn công việc phù hợp với bản thân mình. Những trẻ bị lé thường mất tính thẩm mỹ điều đó dẫn đến trẻ mất tự tin và khó hoàn nhập vào trong cộng đồng xã hội.
3. Các hướng điều trị bệnh lé mắt ở trẻ em
Để điều trị lé mắt cho bé, các bác sĩ tiến hành tìm ra nguyên nhân bị lé mắt, sau đó tùy vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu nguyên nhân bị lé mắt ở trẻ là về các tật khúc xạ về mắt, các bệnh lý về mắt, hay do ung thư ,… việc quan trọng nhất đối với các bác sĩ lúc này là phải điều trị cho hết hẳn các nguyên nhân lé mắt cho trẻ.
Với lé mắt do các tật về khúc xạ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân do cho bé, phụ thuộc vào từng độ tuổi sẽ có cách điều trị phù hợp. Nhưng cách điều trị phổ biến cho các tật khúc xạ mắt của trẻ là mang kính.
Với trẻ bị lé mắt do các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, cườm, nhược thị thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mắt để thị lực trẻ hồi phục trở lại.Nếu như trẻ bị nhược thị là một mắt nhìn rõ và một mắt nhìn không rõ. Qua gia đoạn khoảng 8-10 tuổi mà không được điều trị trẻ khó mà hồi phục lại thị lực mắt.
Với trẻ có bệnh lý về thần kinh như u trong não chèn ép hay ung thu bác sĩ nhanh chóng tiến hành điều trị cho bé tránh trường hợp bị hỏng mắt của bé.
Với những trẻ bị lé mắt bẩm sinh, thuần túy là trẻ bị lé thông thường, không bị ảnh hưởng bất kỳ nguyên nhân nào khác dẫn đến lé thì sẽ được điều trị theo cách thông thường. Kết quả sau điều trị sẽ cải thiện hơn hẳn ở lần đầu, tuy nhiên, một số trẻ nghiêm trọng hơn phải thuật lần 2 hoặc lần 3 mới hồi phục được.
Nếu ở trẻ em không can thiệp sớm điều trị thì lé mắt này sẽ ảnh hưởng đến cơ não, thần kinh, qua giai đoạn phát triển mắt sau này sẽ để lại hậu quả như nhược thị và không thể hồi phục lại như trạng thái ban đầu cho trẻ được. Một trong những lưu ý khi điều trị và chăm sóc các bệnh về mắt ở trẻ em là chế độ dinh dưỡng . Bố mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ thực phẩm tốt cho mắt bé , giúp bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của trẻ thơ.
Dân gian ta cho rằng, bệnh lé là một tất trời sinh không chữa khỏi được. Chính những quan niệm như vậy khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mặc cảm, lo buồn, khó hòa nhập với cộng đồng cũng như là xã hội, đặc biệt là với trẻ em. Bệnh lé mắt ở trẻ em nếu phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân và có những phương pháp điều trị phù hợp, sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh cả về mặt thị lực, lẫn về chức năng và thẩm mỹ sau này.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh lẻ mắt ở trẻ em sẽ giúp bảo vệ đôi mắt trong xanh của bé yêu của bạn. Chúc bé luôn khỏe mạnh và sáng mắt. #Bảo vệ mắt trẻ em