Những trò chơi học chữ cái vui nhộn cho trẻ nhỏ

0
8

Những trò chơi học chữ cái sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách vui nhộn và hấp dẫn. Bằng cách kết hợp giáo dục và giải trí, trẻ sẽ dễ dàng học chữ cái mà không cảm thấy nhàm chán.

Việc làm quen với các chữ cái giúp ích rất nhiều trên bước đường học tập của trẻ. Để tạo thêm động lực và niềm vui cho trẻ khi tiếp xúc với các chữ cái này, bạn có thể cùng trẻ chơi một vào trò chơi nho nhỏ. Sẽ có ích hơn nhiều so với việc bạn ép trẻ học nghiêm túc đấy.

1. Bột mì làm bảng cho bé viết chữ

Để thực hiện trò này, tất nhiên mẹ phải trữ sẵn bột mì trong mì trong nhà. Mẹ hãy rải lớp bột dày lên bề mặt phẳng. Để không vấy bẩn và tiện cho lần chơi tiếp theo mẹ có thể dùng một tấm bìa carton lót phía trên mặt phẳng trước khi rải bột lên. Sau khâu chuẩn bị, mẹ bắt đầu cầm tay bé ghi mặt chữ lên bột mì, đồng thời đọc to phát âm của chữ cái cho con nghe. Khi con đọc lại theo yêu cầu của mẹ, mẹ có thể xóa phần chữ đã viết đi và lặp lại cho đến khi con quen.

Trẻ rất thích thú nếu được học viết chữ bằng bột mì.

Lưu ý, bạn không nên thay đổi chữ cái khác quá sớm khi trẻ chưa đủ thời gian để làm quen. Nếu trẻ đã quen và tự viết lại đúng mặt chữ mẹ đã dạy, bạn có thể chuyển sang một chữ cái khác. Điều này có thể được tập dần cho đến lúc trẻ ghép từ.

Nên nhớ gom lại phần bột vào bao ni lông và dùng tiếp cho lần chơi sau nhé!

2. Chữ cái đi lạc – dành cho trẻ lên 3

Như một trò trốn tìm, bạn hãy cùng con thử tìm những chữ cái mất tích xem nhé!

Đầu tiên, mẹ hãy thu thập các đồ chơi nhỏ của con lại. Lưu ý, gom những đồ chơi có cùng chữ cái đầu vào một nhóm. Ví dụ: chuối, chanh, chổi, chảo…

Mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con trò chơi thú vị này nhé!

Sau đó, bạn hãy phát âm các chữ cái đầu của mỗi đồ chơi và lặp lại cho con khoảng 5 lần. Tiếp theo, bố mẹ cho con lặp lại. Trong lúc đó, một trong hai người hãy tìm cách giấu các đồ vật.

Khi đã giấu xong, bố mẹ hãy yêu cầu con tìm những đồ vật bằng đầu bằng những chữ cái đã phát âm trước đó. Việc trốn tìm này chắc chắn sẽ khiến bé thích thú và nhiệt tình tham gia. Nên nhớ, chọn những vật thật gần gũi với bé trước khi tìm những âm phức tạp hơn.

3. “Phát hiện anh em” của chữ cái – dành cho trẻ lên 4

Đầu tiên, mẹ vẽ lên giấy một chữ cái. Tiếp đến, đưa cho trẻ chữ cái đó và gợi ý con vẽ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đã vẽ. Ví dụ, mẹ cho chữ q, con vẽ chiếc quần; mẹ cho chữ b con vẽ cái bút… Với cách chơi này, bố mẹ có thể dạy con sự liên tưởng tuyệt vời để cải thiện trí nhớ cũng như phát huy trí tưởng tượng của trẻ.

Cách chơi này không chỉ giúp trẻ mau biết chữ mà cón kích thích trí tưởng tượng ở trẻ.

4. Các chữ cái xếp hàng – dành cho bé từ 4 tuổi trở lên

Bố mẹ mua sẵn các sticker có in chữ cái hoặc các bộ chữ cái bằng xốp.

Trò này sẽ giúp bé nhớ lâu hơn các thứ tự trong bảng chữ cái

Trước hết, mẹ hãy cùng con gắn các chữ trên một cái bảng sao cho đúng thứ tự của bảng chữ cái. Sau đó, mẹ bịt mắt con và đảo vị trí của chữ cái trên bảng. Sau khi tháo khăn bịt mắt, mẹ yêu cầu con tìm về vị trí đúng cho các chữ cái. Trò này sẽ giúp bé nhớ lâu hơn các thứ tự trong bảng chữ cái. Mẹ có thể tập cho trẻ hát bài hát về các chữ cái để tạo thêm hứng thú sau mỗi lần chơi.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Hy vọng thông tin về những trò chơi học chữ cái sẽ giúp ích cho việc giáo dục của trẻ nhỏ. Chúc các bạn có những trải nghiệm học tập thú vị và bổ ích!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận