Trò chơi dân gian là phương pháp học hỏi hiệu quả cho trẻ mầm non. Để bé luôn hứng thú khi tham gia trò chơi, ba mẹo hữu ích bao gồm sáng tạo, tạo điểm nhấn, khen ngợi và tham gia cùng bé. Đây là cách giúp trẻ phát triển toàn diện và vui chơi mỗi ngày.
Trò chơi dân gian mầm non hiện nay là một phần quan trọng, được áp dụng thường xuyên trong sinh hoạt vui chơi của trẻ tại trường. Được xem như một công cụ hữu ích không chỉ giúp trẻ vui chơi cùng tập thể, trò chơi dân gian còn giúp các bé rèn luyện rất nhiều kỹ năng cần thiết phát triển ở độ tuổi của con.
Thực trạng, trò chơi dân gian mầm non không hẳn mọi bé đều thích thú hay tích cực hưởng ứng. Hoặc, nhiều gia đình nếu có quan tâm, thì cũng không ít phụ huynh cho rằng, trò chơi dân gian con chỉ có thể chơi ở trường vì đông bạn chứ không thể chơi ở nhà. Đây là một mặt khác của vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ gặp phải.
Muốn phát huy được tác dụng và lợi ích mà trò chơi dân gian mang lại cho trẻ, giúp con phát triển nhiều kỹ năng, thì chính trẻ phải thích thú với trò chơi mà con tham gia. Để khiến trẻ chú ý, giúp trẻ có hứng thú chơi, yêu thích tại trường, cũng như gia đình có thể cùng con hoặc cho con chơi ngay cả khi ở nhà, dưới đây là 4 mẹo khá hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo áp dụng:
1. Trò chơi dân gian mầm non và cách dẫn nhập hấp dẫn
Đa phần trẻ em đều thích những câu chuyện hấp dẫn và sinh động. Một trò chơi dân gian có lời giới thiệu tẻ nhạt và không đặc sắc, chắc chắn sẽ không khiến trẻ chú ý, càng không khiến trẻ thích thú khi được mời chơi dù ở nhà hay ở trường.
Khi đến lớp và sinh hoạt cùng các bạn, con bị lôi cuốn bởi cách dẫn chuyện hấp dẫn của các cô. Yếu tố thú vị này cũng khiến trẻ cảm thấy trò chơi trên lớp sẽ vui hơn so với ở nhà, nếu con nghe ba mẹ hay anh chị khởi xướng mà không mấy hấp dẫn.
Trong những ngày này, khi dịch bệnh COVID 19 đang hoành hành, hầu như mọi trẻ đều không đến trường, thế nên kho trò chơi giải trí của cha mẹ hay anh chị dành cho trẻ nếu có cũng sẽ dần cạn kiệt. Cách kể chuyện hấp dẫn mở đầu cho các trò chơi chính là một “giải pháp” mà gia đình có thể tận dụng, để lôi kéo trẻ trở lại với những trò chơi đã chán. Cách này có thể áp dụng cho nhiều trò chơi, trong đó bao gồm cả trò chơi dân gian mầm non.
Vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để dẫn chuyện vào trò chơi có sức lôi cuốn trẻ? Điều này không hề dễ nhưng cũng không hẳn là khó. Cái duyên kể chuyện sẽ phụ thuộc vào cách hiểu tâm lý và nhìn tâm trạng trẻ của người lớn. Cốt lõi của cái duyên sẽ đến từ sự chân thành, khéo léo, dịu dàng hiểu bé của người dẫn chuyện hay người bày trò.
Tùy vào trò chơi mà ba mẹ chọn và khuyến khích trẻ chơi, mà có cách chọn lựa khéo léo lối dẫn phù hợp, để gây ấn tượng với bé.
Ba mẹ cũng có thể khởi đầu trò chơi bằng cách gợi chuyện với bé. Hãy hỏi thăm con về trò chơi mà con thích nhất trên trường. Chia sẻ với bé về điều con thích nhất ở trò chơi ấy. Hoặc trong trường hợp con không đưa ra một lựa chọn nào hay thông tin nào, ba mẹ có thể gợi ý về việc cô giáo mà bé thích nhất gần gũi nhất đã dạy cho bé chơi trò này chưa, hay người bạn mà con thích nhất chơi thân nhất có thích/ có biết trò chơi này không….
Thực tế, khi bạn cúi xuống cùng bé, chia sẻ và gần gũi, tâm tình với con về một trò chơi với thái độ thấu hiểu, ngay lập tức, bạn sẽ khám phá rằng, trẻ hoàn toàn cho bạn cơ hội để cùng con dẫn nhập vào trò chơi một cách vô cùng dễ chịu và suông sẻ.
2. Chọn trò chơi phù hợp nhất với độ tuổi của bé
Trò chơi dân gian mầm non được xem là có cả một kho đầy. Tuy nhiên, trẻ mầm non không chỉ ở một độ tuổi mà con có thể nằm ở độ tuổi 2-4 hay 5-6. Hai độ tuổi này có khoảng cách rất rõ ràng và khác biệt về nhận thức và tâm lý. Chính vì thế, chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi cũng chính là một cách để hấp dẫn trẻ, khiến trẻ hứng thú với trò chơi, vì con cảm thấy trò chơi thực sự là của mình và cho mình.
Một ví dụ rất điển hình về tác dụng hấp dẫn của trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đúng độ tuổi như, trẻ 2-4 có thể rất thích thú với trò chơi dân gian Tập tầm vông, nhưng trẻ 5-6 thì lại cảm thấy hứng thú với trò chơi Đến sao hơn. Vì, trẻ 2-4 cảm thấy sự tập trung cao độ vào trò chơi Tập tầm vông hấp dẫn, còn trẻ 5-6 tuổi lại thấy tốc độ đếm sao là một thử thách bé muốn chinh phục và chiến thắng.
3. Dạy con học thuộc các bài đồng dao liên quan và hiểu rõ luật chơi
Trẻ độ tuổi mẫu giáo rất thích học theo. Đây là một đặc điểm tâm lý của độ tuổi trẻ. Dựa vào đặc điểm này, bạn có thể dạy cho bé thật thuộc các bài đồng dao trong trò chơi. Khi học thuộc thành công, chính bé cũng cảm thấy rất thích thú. Nhất là, khi học thuộc, ba mẹ hay anh chị có thể cùng bé thi đua, chắc chắn bé sẽ thấy rất hào hứng, không chỉ đơn giản là học thuộc mà cũng là một cách chơi trò chơi.
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy giải thích rõ luật chơi cho trẻ. Sau khi giải thích, có thể yêu cầu trẻ giải thích lại xem con đã hiểu những gì, cụ thể ra sao. Nhờ đó, ba mẹ có thể đánh giá được sự tập trung chú ý của trẻ.
Khi con thuộc bài đồng dao của trò chơi dân gian và hiểu rõ luật chơi, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy tự tin. Con sẽ cho rằng, bản thân hoàn toàn có thể kiểm soát được trò chơi này, vì tự con đã biết rõ về nó. Đương nhiên cảm giác ấy sẽ mang lại cho trẻ sự hưng phấn vì việc chạm tới chiến thắng trong trò chơi là rất gần.
4. Chơi một cách sáng tạo
Trò chơi dân gian mầm non có một đặc điểm thú vị là, có trò chơi rất đơn giản không cần chuẩn bị nhiều các công cụ hỗ trợ. Hoặc có trò chơi có thể tận dụng những đồ vật xung quanh rất thân thuộc để hỗ trợ trò chơi.
Ngay cả khi cần chuẩn bị đồ vật để chơi, chúng ta luôn có thể mượn hoặc thay thế các dụng cụ bằng nhiều vật dụng khác nhau có ngay ở bên, mà không làm thay đổi ý nghĩa trò chơi.
Điều trên cũng sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo và tưởng tượng của bé, khiến con thích thú bởi không bị gò bó do luật chơi hay đồ vật để chơi. Mà bạn cũng biết rồi đấy, lứa tuổi mẫu giáo có trí tưởng tượng và liên tưởng vô cùng thú vị vô cùng tuyệt vời.
Cũng tương tự, trong luật chơi mỗi trò chơi dân gian , mặc dù gọi là luật, nhưng kết của luật vẫn là tùy vào quy định hay hình phạt đặt ra của người chơi ở thời điểm chơi. Chính vì thế, với bất cứ trò chơi dân gian nào, chúng ta vẫn có thể thêm thắt một cách thật sáng tạo vào những đoạn có thể, nhằm tạo thêm sự hấp dẫn cho trò chơi. Điều này cũng góp phần khiến trẻ luôn tìm thấy điều mới mẻ khi chơi, con chơi không chán hoặc luôn có cảm giác chờ đợi xem có gì khám phá hơn thế nữa.
Ví dụ đơn giản như trò chơi Tập tầm vông chẳng hạn, trò chơi này sẽ nhanh nhàm chán nếu chúng ta với trẻ chỉ đoán sỏi trong tay có hoặc tay không. Trò chơi sẽ hào hứng thú vị hơn nhiều nếu ba mẹ nhất là ba hay anh chị có thể kết hợp thêm một số ảo thuật trong khi chơi như thao tác nhanh để giấu viên sỏi vào tay áo, dưới nệm, sau lưng,…Khi đổi phiên, khuyến khích trẻ cũng giấu đi theo cách của mình, có thể nhắm mắt để cho trẻ có cơ hội làm ảo thuật giấu sỏi đi hay giả vờ đoán sai chắc chắn trẻ sẽ cười giòn tan vì thích thú.
Đến đây, có thể thấy rằng, trò chơi dân gian mầm non có rất nhiều điểm thú vị đôi khi có thể hấp dẫn cả người lớn thích chơi cùng trẻ. Sự hấp dẫn này không đến từ cơ bản trò chơi hay luật chơi, mà đến từ sự tương tác thú vị giữa chúng ta với trẻ. Sự lý thú còn đến từ sự thông minh, dễ thương và trí tưởng tượng phong phú của độ tuổi mẫu giáo mà đôi khi chúng ta không có dịp nhận biết hết.
Chơi trò chơi dân gian mầm non cùng con có áp dụng một số mẹo nhỏ như 4 mẹo điển hình mà Chuyên mục Vui chơi giải trí của chia sẻ, hẳn rằng phụ huynh sẽ thấy rất hữu ích. Hữu ích vì các mẹo này sẽ giúp trẻ yêu thích các trò chơi dân gian được giới thiệu ở trường hơn, dễ dàng hưởng ứng khi chơi ở nhà nhiều hơn. Đồng thời, chính ba mẹ cũng thấy tuyệt vời khi chơi cùng trẻ, làm động lực cho chính mình cùng tiếp tục trải nghiệm các hoạt động tương tự cùng con bất cứ khi nào có thời gian.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết về những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non và 4 mẹo hữu ích để giữ cho bé luôn hứng thú. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho quý vị. Chân thành cảm ơn!