Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ em vui chơi mà còn phát triển kỹ năng xã hội, tư duy và sự sáng tạo. Chúng còn giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, sự nhạy bén và kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, các trò chơi này còn giúp trẻ phát triển cơ thể, rèn luyện sự linh hoạt và tăng cường sức khỏe.
Thời đại công nghệ thông tin phát triển, trẻ mê chơi game, xem phim hoạt hình, chơi ipad… Vì thế, các trò chơi dân gian truyền thống thường bị các bậc phụ huynh lãng quên.
Tuy nhiên, những trò chơi kéo co, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê… lại tốt cho sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất và mang lại cho bé những tiếng cười sảng khoái khi chơi.
1. Nhảy bao bố
Trò chơi này giúp con có khả năng giữ thăng bằng
Với trò chơi này bé sẽ rèn được sức bật, sự kết hợp tay chân khéo léo, khả năng giữ thăng bằng và xây dựng tinh thần tập thể khi chơi nhảy bao bố.
Cách chơi: Tận dụng bao gạo hoặc mua 1 chiếc bao bố vừa với bé. Có thể cho bé chơi ở sân vườn hay trong nhà (dọn dẹp đồ đạc cho gọn gàng để bé có khôn gian chơi). Chia số người chơi thành 2 đội để tranh tài cho trò chơi thêm kịch tính. Mỗi đội đứng theo hàng dọc và nhảy theo hàng dọc.
Các mẹ hướng dẫn cho bé đứng vào bao bố, hai tay giữ chặt miệng bao. Sau khi có lệnh xuất phát, bé sẽ dùng sức bật, nhảy về phía trước và cố gắng giữ bao bố không bị tuột. Khi nhảy tới đích sẽ nhảy quay trở lại mức xuất phát để đưa bao cho người tiếp theo. Lần lượt như vậy đến khi độ nào hết số người cần nhảy sẽ thắng.
2. Kéo co
Kéo co không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn tăng tinh thần đồng đội
Trò chơi được xem là hoạt động giúp bé rèn luyện sức khỏe, chơi vui vẻ, thoải mái. Đặc biệt, trò chơi còn rèn cho bé tinh thần đồng đội, kết hợp với nhau.
Cách chơi: Chỉ cần chuẩn bị 2 sợi dây thừng là bé có thể chơi với bạn bè hoặc những người thân trong gia đình. Chia thành 2 đội chơi, vẽ một đường thẳng làm ranh giới, chơi số người chơi thành 2 đội. Sau đó 2 đội cố gắng để kéo đội đối phương về phía của mình, đội nào vượt qua đường ranh giới là thua.
Để bé chơi an toàn, nên chọn sân cỏ hoặc cần lót sau lưng của người đứng cuối mỗi đội để không bị té ngã đau. Đồng thời, nên cho bé đeo bao tay hay dùng khăn quấn xung quanh chỗ cầm dây để tay bé không bị đau.
3. Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê giúp con phán đoán và định hướng tốt
Khi bịt mắt cũng như chạy trốn, bé sẽ học cách phán đoán, định hướng đồng thời rèn luyện thể chất.
Cách chơi: Sử dụng một chiếc khăn quàng của bé hay khăn voan. Nếu có nhiều bạn hay người thân chơi với bé sẽ càng vui. Sau đó, oẳn tù ti để xem bé nào đóng vai dê và người thợ săn bị bịt mắt. Khi bắt đầu chơi, các bé đứng cầm tay nhau thành vòng tròn rộng, bé đóng vai dê sẽ chạy trong vòng tròn và kêu “be be”, trong người bé đóng vai thợ săn sẽ đi tìm cách bắt dê. Để trò chơi thêm vui, các bé đứng làm vòng tròn nên reo hò, hướng dẫn sai hoặc đúng cho người bắt dê di chuyển. Nếu bé đóng vai dê bị bắt sẽ đổi làm thành người bị bịt mắt và 1 bé đứng ở vòng tròn bên ngoai sẽ đóng vai dê.
4. Chơi ô ăn quan
Con sẽ biết tính toán, cân nhắc khi chơi trò ô ăn quan
Đây là một trong những trò chơi giúp bé rèn tư duy sáng tạo để đưa ra chiến thuật riêng cho mình đồng thời biết cách tính toán, cân nhắc.
Cách chơi: Trò chơi dành cho 2 người. Bé sẽ dùng bút vẽ lên giấy hoặc phấn vẽ trên nền đất, miếng gỗ… thành 1 hình chữ nhật và chia hình thành 10 ô vuông với mỗi bên 5 ô đối xứng nhau hay còn gọi là ô quân. Tiếp theo vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài ở 2 cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, đây gọi là ô quan.
Các mẹ có thể sử dụng hạt cúc áo, sỏi, đá, hạt khô, loại quả nhỏ… mà bé dễ cầm nắm để làm quân chơi. Quân quan cần chọn loại có kích thước lớn hơn quân dân. Ban đầu mỗi đội sẽ đặt 5 quân vào ô dân và 1 quân vào ô quan.
2 bé ngồi 2 bên cạnh hình chữ nhật và sẽ oẳn tù tì xem ai chơi trước. Khi chơi, bé sẽ tính toán để bốc quân ở bất kỳ ô nào của bên mình để rải quân vào các ô đi qua. Rải đến khi nào gặp 1 ô trống (ngoai trừ ô quan) thì bé sẽ được ăn số quân ở liền sau ô trống đó. Cứ chơi như vật đến khi bên nào ăn hết quan thì sẽ đếm số quân ở hai bên, nếu bên nào nhiều hơn sẽ thắng.
5. Nhảy dây
Nhảy dây giúp trẻ rèn luyện thể lực tốt
Trò chơi giúp bé rèn luyện thể lực và kết hợp khéo léo tay chân với nhau.
Cách chơi: Trò chơi dành cho 2 người hoặc 2 đội thi với nhau. Bé cầm 2 đầu dây, tay dang rộng và để dây sau lưng. Sau đó, hai tay quay dây đồng thời nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Nếu dây bị vướng lại không quay nữa sẽ ngừng chơi. Khi nhảy dây, bé sẽ đếm số vòng dây nhảy thành công.
Hoặc bé có thể nhảy cặp với nhau. Hai bé quay mặt vào nhau, 1 bé cầm dây như và đưa về sau lưng. Khi chơi, 2 bé sẽ cố gắng nhảy làm sao để dây qua đầu và chân của cả hai người.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết về những trò chơi dân gian giúp phát triển toàn diện cho trẻ em. Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng những trò chơi này để giúp trẻ phát triển tốt hơn.