Khi cho con bú, mẹ cần hạn chế thực phẩm như cafein, đồ ăn nhanh, rượu bia, hành
Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con nếu như bé bú mẹ hoàn toàn. Do đó, để em bé phát triển khỏe mạnh, dưới đây là 16 thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn khi đang cho con bú nhé!
1. Cam, quýt
Mặc dù nhóm trái cây họ nhà cam quýt có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của mẹ. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ đang cho con bú nếu thường xuyên uống nước cam sẽ khiến trẻ hay quấy khóc, nôn mửa thậm chí bị dị ứng nổi mẩn.
Vì thế, để tránh những nguy hại cho sức khỏe của bé, mẹ nên hạn chế ăn hoặc uống những trái cây họ nhà cam quýt nhé. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng đu đủ hoặc xoài sẽ tốt hơn.
2. Cà phê và chất kích thích
Cà phê không tốt hệ thân kinh của mẹ và bé
Nếu có thói quen uống cà phê vào mỗi buổi sáng, thì khi nuôi con nhỏ mẹ nên từ bỏ thói quen này. Bởi trong cà phê có chứa một hàm lượng rất cao chất caffeine có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó ngủ và thậm chí gây hại cho hệ thần kinh và não bé.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên theo quan niệm của những người đi trước phụ nữ đang cho con bú không nên ăn bông cải xanh vì sẽ khiến trẻ bị dị ứng hoặc chướng bụng. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác hại của bông cải xanh với em bé sơ sinh. Tuy nhiên nếu trong quá trình cho con bú nếu mẹ phát hiện những triệu chứng trên có thể tạm dừng ăn bông cải xanh để theo dõi thêm.
4. Gia vị cay
Hạn chế ăn đồ cay
Ớt và các gia vị cay vừa không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ sau sinh vừa gây hại cho sức khỏe em bé. Nếu mẹ ăn ớt hoặc đồ cay trẻ có thể bị dị ứng, hại đường tiêu hóa và khó chịu.
5. Tỏi
Tại Ý người ta khuyến cáo người mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú. Vì tỏi có mùi hôi nếu mẹ ăn sẽ ngấm vào sữa khiến trẻ khó chịu và bỏ bú. Một số bà mẹ khác lại chia sẻ khi mẹ ăn tỏi trẻ thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt trong người.
6. Rượu
Nghiện rượu vừa hại mẹ vừa hại con
Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ thường xuyên uống rượu không chỉ có hại cho sức khỏe, hệ thần kinh của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và não bé, trẻ sẽ bị tăng cân bất thường, ngủ mơ màng, ngủ quá nhiều hoặc yếu ớt.
7. Lúa mì
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những chế phẩm được làm từ lúa mì như bánh mì sandwich, bánh mì nướng… nếu người mẹ ăn trước khi cho con bú trẻ sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đau đớn, quấy khóc liên tục.
Vì vậy, mẹ nên lưu ý khi ăn nhóm thực phẩm này trong thời gian cho con bú, nếu thấy tình trạng nêu trên xuất hiện ở trẻ cần ngừng ăn từ 2 – 3 tuần để theo dõi. Còn nếu trẻ không xuất hiện triệu chứng tương tự thì không cần kiêng ăn thực phẩm này.
8. Nhóm hải sản có vỏ cứng
Tôm là thực phẩm dễ gây dị ứng
Các chuyên gia sức khỏe cho biết nếu trong gia đình cha mẹ có tiền sử bị dị ứng với nhóm hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc…thì không loại trừ khả năng bé sẽ bị di truyền và lây từ chính cha mẹ. Vì thế, mẹ phải cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này. Nếu trẻ có biểu hiện của dị ứng mẹ nên kiêng hoàn toàn tôm, cua trong suốt thời gian cho con bú.
9. Bắp và các chế phẩm làm từ bắp
Bắp và các chế phẩm làm từ bắp như bột bắp, bim bim… cũng dễ gây dị ứng cho trẻ khiến trẻ bị đau bụng, quấy khóc. Do vậy mẹ nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm làm từ bắp
Nếu thấy trẻ có triệu chứng nêu trên thì nên ngừng ăn để theo dõi.
10. Các chế phẩm từ sữa bò
Một số bé không thích ứng được với sữa bò
Một số bé khá nhạy cảm và thường bị dị ứng với những sản phẩm được làm từ sữa bò như: Phô mai, sữa chua, kem… Nếu trẻ có những triệu chứng như đau bụng, nôn ói, khó ngủ hoặc xuất hiện những vết đỏ khô ráp trên da có thể gây lở loét thì mẹ nên ngừng ăn các thực phẩm này từ 2-3 tuần để theo dõi.
11. Đậu phộng – lạc
Đây là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, nếu mẹ ăn con có thể bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để tránh những điều không mong muốn xảy ra, mẹ nên cẩn thận khi ăn đậu phộng. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm này thì mẹ nên kiêng ăn hoàn toàn trong thời gian cho con bú.
12. Rau mùi tây
Ăn quá nhiều rau mùi tây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ, khiến mẹ có thể bị mất sữa. Vì thế mẹ nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày nhé.
13. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng dễ gây dị ứng
Dị ứng lòng trắng trứng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy nếu ăn trứng mẹ nên bỏ lòng trắng chỉ ăn lòng đỏ sẽ hạn chế được việc bé bị dị ứng đấy.
14. Những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ, những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên ăn 2 khẩu phần cá ít thủy ngân trong một tuần như: cá hồi, các loại cá da trơn là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Nên tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình…
15. Đậu nành
Trẻ cũng dễ dị ứng với đậu nành
Nếu trẻ bị dị ứng với đậu phộng thì điều này cùng xảy ra tương tự với đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì thế, nếu mẹ ăn hãy theo dõi tình hình sức khỏe của bé, nếu có biểu hiện bất thường nên ngừng ăn một thời gian.
16. Bạc hà
Bạc hà là bài thuốc dân gian được dùng để ngừng tiết sữa mẹ trong giai đoạn cai sữa cho bé. Vì thế mẹ cũng nên tránh xa trà bạc hà và các chế phẩm khác được làm từ trà bạc hà nhé. Mẹ có thể thư giãn bằng trà gừng, trà hoa cúc sẽ tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về những thực phẩm cần hạn chế khi cho con bú sẽ hữu ích cho bạn. Hãy tham khảo và chia sẻ để tạo ra môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu của bạn.