Trong quá trình mang thai, việc hiểu rõ về kinh nguyệt rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi. Các biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc, lượng máu ra, cảm giác đau đớn, có thể cho biết về sức khỏe thai kỳ và cảnh báo sự cố có thể xảy ra. Việc tìm hiểu và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, đồng thời hỗ trợ chăm sóc thai phụ tốt hơn.
Mang thai có kinh nguyệt không là câu hỏi được không ít chị em phụ nữ quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, chị em phải hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt bình thường cũng như khi trứng thụ tinh và phôi làm tổ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì chị em vẫn có thể ra máu để báo hiệu việc có thai. Vậy làm sao để phân biệt được máu báo hiệu và máu kinh nguyệt?
1. Tại sao có kinh nguyệt?
Để trả lời cho câu hỏi “mang thai có kinh nguyệt không?” – trước tiên chị em hãy tìm hiểu về sinh lý của chu kỳ kinh nguyệt:
Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bị bong ra, chảy máu kèm theo các mảnh vụn của niêm mạc. Hiện tượng này có tính chu kỳ (chu kỳ kinh nguyệt), mỗi chu kỳ kéo dài từ 28 – 30 ngày và máu kinh nguyệt chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày (còn gọi là hành kinh).
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ khi phụ nữ bước vào tuổi dậy thì. Bắt đầu chu kỳ, dưới tác động của hormone GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, tuyến yên sẽ tăng tiết FSH tác dụng lên buồng trứng, đẩy mạnh quá trình trưởng thành của nang trứng. Đến ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ, tuyến yên sẽ tăng tiết LH cần thiết cho sự rụng trứng. Kèm theo đó, hormone estrogen do nang trứng tiết ra giúp lớp niêm mạc của tử cung phát triển và chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Sau khi trứng rụng, nang trứng sẽ phát triển thành thể vàng. Thể vàng tiết progesterone để hỗ trợ duy trì lớp niêm mạc tử cung:
- Nếu trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi: phôi sẽ di chuyển về tử cung, làm tổ và phát triển thành thai. Thai nhi lúc này sẽ tiết hCG giúp duy trì thể vàng nhằm duy trì lượng progesterone, đảm bảo lớp niêm mạc vẫn phát triển. Lớp niêm mạc tử cung sẽ luôn được duy trì trong suốt thai kỳ nên phụ nữ sẽ không mang thai nữa.
- Nếu trứng không được thụ tinh: thể vàng dần thoái hóa, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo chảy máu. Sau khi kết thúc hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ được bắt đầu.
2. Khi mang thai phụ nữ có ra máu hay không?
Theo bác sĩ sản khoa, khi mang thai chị em phụ nữ có ra máu, máu này là máu báo hiệu có thai do quá trình làm tổ của phôi. Nguyên nhân là do khi phôi làm tổ, phôi sẽ xâm lấn vào lớp niêm mạc tử cung gây ra tình trạng bong tróc của niêm mạc kèm theo hiện tượng xuất huyết. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà máu báo xuất hiện ít hay nhiều và thời gian xuất hiện khoảng 8 – 15 ngày sau khi quan hệ.
Vậy chị em cần phải phân biệt máu báo hiệu và máu kinh nguyệt
Máu báo có thai Máu kinh nguyệt Màu của máu Hồng phớt hay màu nâu Đỏ thẫm Lượng máu chảy ra Máu ra rất ít và thường chỉ nhỏ giọt Kéo dài từ 1 – 2 ngày Lượng máu ra nhiều từ 80 – 100ml/ngàyKéo dài từ 3 – 5 ngày Biểu hiện kèm theo Không có dịch nhầyKhông vón cục Có dịch nhầy cổ tử cungĐôi khi có vón cục, mảnh vụn lớp niêm mạc Tính chu kỳ Chỉ xuất hiện khi có thai Thường có tính chu kỳ (28 – 30 ngày)
3. Vậy mang thai có kinh nguyệt không?
Dù việc mang thai có kinh nguyệt không hay không vẫn chưa được chứng minh rõ ràng hoàn toàn vì có tỷ lệ rất nhỏ thai phụ vẫn hành kinh khi mang thai, song với cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt thì hiện tượng hành kinh không thể xảy ra khi mang thai. Vì vậy, câu trả lời là mang thai KHÔNG có kinh nguyệt.
Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là do máu báo hiệu có thai nhưng lượng máu ra rất ít và thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Nhưng nếu thai phụ gặp phải hiện tượng ra máu khi mang thai với nhiều triệu chứng bất thường khác như đau bụng, co rút cơ, chóng mặt… thì nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Trên đây là những kiến thức về sinh lý chu kỳ kinh nguyệt và lời giải thích cho câu hỏi “mang thai có kinh nguyệt không?”. Hy vọng thông tin này sẽ giúp các chị em giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay. Đồng thời, một số đề cập cơ bản liên quan cũng giúp chị em nắm rõ hơn về hiện tượng ra máu khi mang thai và đến gặp bác sĩ khi cần thiết.
Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho bạn. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu cần thêm thông tin. Cảm ơn!