Sau khi sinh, các sản phụ thường phải đối mặt với nhiều thách thức như lo lắng về việc chăm sóc em bé, sự mệt mỏi, cảm xúc không ổn định và vấn đề về sức khỏe. Việc hỗ trợ và chăm sóc tận tình từ gia đình, bạn bè, cơ quan y tế và cộng đồng sẽ giúp sản phụ vượt qua những khó khăn này một cách dễ dàng hơn.
Nếu mẹ bầu chọn sinh thường thì việc đối đầu với những cơn đau đẻ là không tránh khỏi. Nhiều mẹ bầu vẫn tìm hiểu chia sẻ của các mẹ bầu khác về cảm giác đau đẻ để chuẩn bị tinh thần.
Nhưng mỗi mẹ bầu sẽ đau một cách khác nhau. Nhưng 3 điều dưới đây sẽ luôn luôn đúng cho mọi mẹ bầu.
1. Không gì bằng đau đẻ
Chắc chắn mẹ bầu sẽ không thể trốn tránh được cơn đau khi sinh dù cho mẹ bầu có chọn phương án gây tê ngoài màng cứng đi chăng nữa. Đơn giản là trước khi được gây tê, mẹ bầu phải chờ cho cổ tử cung mở ra ít nhất 4cm cùng với các cơn gò tử cung không dứt. Tuy nhiên, phương pháp này lại đưa mẹ bầu đến nguy cơ sinh mổ cao hơn.
Sinh con chắc chắn sẽ đau đấy. Mẹ không tránh được đâu.
Đợi cổ tử cung mở 4cm là một chặng đường dài, và độ đau lúc này của sản phụ cũng không hề nhỏ chút nào.
2. Đã gây tê màng cứng nhưng vẫn bị đau
Gây tê ngoài màng cứng được tin là biện pháp giảm đau hiệu quả khi sinh con bằng cách tiêm một lượng thuốc gây tê nhất định vào cột sống của mẹ bầu và làm cho thuốc phân tán đều vào các khoang ngoài màng cứng giảm bớt cảm giác đau đớn.
Tuy vậy, vẫn có trường hợp thuốc phân tán thiếu đối xứng và chỉ khiến cho một bên màng cứng bị tê liệt, bên còn lại vẫn bị các cơn đau “hành hạ”.
Hơn nữa, trong cơ thể mẹ cũng sẽ không hoàn toàn bị thuốc tê khống chế nếu quá trình gây tê ngoài màng cứng hoàn hảo. Mẹ bầu vẫn không thể 100% không cảm thấy đau trong khi sinh.
3. Thuốc tê bỗng dưng hết tác dụng
Thuốc gây tê được tiêm vào lúc mẹ bầu mở được cổ tử cung chừng 4cm. Thế nhưng đến khi cổ tử cung mở rộng hơn đủ để bé chui ra thì có thể thuốc… bỗng dưng hết tác dụng. Vì lúc này đau đớn chuyển về các dây thần kinh xung quanh xương chậu, nhưng nhóm thần kinh này ít chịu tác động của phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
Gây tê ngoài màng cứng cũng không đảm bảo cho mẹ không đau suốt quá trình vượt cạn được.
Vì vậy, đến lúc này mẹ bầu buộc phải đối mặt với những cơn đau rặn đẻ. Và việc mẹ bầu có thể làm là cố hết sức mình để vượt qua.
4. Phải làm gì để bớt đau khi sinh?
Nếu mẹ đã cảm nhận cơn đau khi sinh thì không còn cách nào để làm bớt đau khi sinh nữa.
Điều mẹ cần làm là trước đó hãy đi học các lớp học tiền sản để biết được chắc chắn những gì có thể xảy ra khi sinh và chuẩn bị tâm lý. Hơn nữa, mẹ cũng sẽ được học các cách thở, thư giãn và cách rặn đẻ để sinh con dễ hơn.
Việc còn lại khi những cơn đau ập đến là mẹ hãy cố gắng thư giãn, thuận theo tự nhiên đừng chống lại nó và áp dụng những kỹ thuật rặn đẻ và hít thở hỗ trợ để nhanh chóng vượt cạn.
Cảm ơn bạn đã đọc. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về những thách thức trong quá trình sinh sản. Chúc bạn sức khỏe và may mắn!