Khi cho bé bú bình, cần chú ý đến rủi ro như tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn trong bình sữa, nguy cơ hỏng răng do nước đường trong sữa, và nguy cơ thừa cân do việc kiểm soát lượng sữa uống khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro, nên chọn bình sữa an toàn, luôn vệ sinh kỹ bình và núm vú, đảm bảo nhiệt độ và lượng sữa phù hợp với tuổi của bé.
Nhiều bậc cha mẹ chọn cho bé bú bình vì thấy thuận tiện và dễ dàng hơn khi cho trẻ bú mẹ. Bên cạnh việc sữa công thức mang đến ít lợi ích cho bé hơn sữa mẹ thì dưới đây là những vấn đề mà bé có thể gặp phải khi bú bình.
Trong trường hợp bắt buộc phải cho bé bú bình thì mẹ hãy lưu ý đến những điều sau mẹ nhé.
Trẻ dễ nhầm lẫn giữa ti bình và vú mẹ
Nếu mẹ vừa kết hợp cho trẻ bú bình và bú mẹ để bổ sung cho nhau thì điều này có thể khiến trẻ nhầm lẫn giữa ti bình và vú của mẹ. Sữa chảy ra từ bình nhanh và đều còn bú sữa mẹ buộc bé phải nút bằng môi và lưỡi. Sự khác biệt này khiến trẻ đã quen với việc bú bình sẽ bỏ bú mẹ hoàn toàn.
Bé có thể ăn nhiều đến mất kiểm soát
Khi trẻ bú bình, cha mẹ thường cho nhiều hơn một chút vì nghĩ rằng trẻ ăn nhiều hơn thì càng tốt. Trong khi đó nếu bú mẹ bé sẽ chủ động dừng khi đã cảm thấy đủ và mẹ cũng không thể ép bé bú nhiều hơn được. Chính vậy, nếu mẹ không để ý điểm này có thể sẽ cho trẻ ăn nhiều và gây ra các vấn đề về sức khỏe cho bé.
Bé có thể bị đau bụng
Khi bé bú bằng bình bé sẽ nuốt một lượng không khí kèm theo và điều này có thể gây ra đầy hơi, đau bụng, khó chịu cho bé.
Trẻ bị ốm vì nhiễm khuẩn từ bình sữa
Đây là một nguy cơ chỉ xảy ra khi mẹ không cọ rửa và khử trùng bình sạch sẽ. Vi khuẩn trong không khí bám vào núm vú và thành bình bên trong để ăn váng sữa, vậy nên mẹ hãy vệ sinh ngay khi dùng xong bình sữa và trước cho bé bú.
Bất tiện của việc bú bình
Bú bình có thể khiến bé không bám mẹ 24/24 nhưng lại mang đến cho mẹ những điều bất tiện khác đấy. Việc đun nước, pha trộn sữa đúng tỉ lệ, làm nguội rồi cho bé ăn sẽ chiếm của mẹ không ít thời gian. Vì vậy nếu không phải không có sữa hoặc là có người thay mẹ trông nom bé thì mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ nhé.
Sức khỏe răng miệng của bé bị ảnh hưởng khi bú bình
Răng miệng của bé có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu vì bú bình. Thống kê cho thấy nhiều trẻ bú bình khi lớn hơn thường cần có sự can thiệp nha khoa như chỉnh nha, niềng răng.
Nguy cơ nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai xảy ra khi sữa bị đổ và chảy vào tai, điều này dễ xảy ra khi bạn cho bé bú bình. Vì vậy cần lưu ý mẹ nhé.
Nguy cơ ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Nguy cơ không quá lớn, nhưng các cơ trên mặt bé khi bú bình không được điều chỉnh nhịp nhàng như khi bú mẹ và điều này có thể dẫn đến mất thẩm mỹ cho bé sau này.
Làm suy giảm mối liên kết mẹ – con
Bú mẹ có sự tiếp xúc mật thiết giữa mẹ và bé. Và điều này mang đến mối liên kết mẹ – con mạnh mẽ. Trong khi đó bú bình làm suy giảm sự liên kết này.
Bé bú bình có nguy cơ bị bỏng
Một điều mẹ cần lưu ý cuối cùng là bú bình có thể mang đến nguy cơ bỏng cho bé vì nhiệt độ của sữa pha chưa đủ nguội. Da bé rất non mềm nên dễ bỏng hơn dù ở nhiệt độ mà mẹ cảm thấy là không quá nóng.
Như vậy, nếu phải cho bé bú bình vì điều kiện khách quan, mẹ hãy chú ý đến những điều trên mẹ nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng thông tin về rủi ro khi cho bé bú bình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề quan trọng này. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!