Mất ngủ là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nguyên nhân có thể bao gồm căng thẳng, lo lắng, đau lưng hoặc cảm giác không thoải mái trong thai kỳ. Để giải quyết, bà bầu nên tạo điều kiện thoải mái khi ngủ, thực hiện các bài tập thư giãn và tập trung vào sự an tâm. Ngoài ra, nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn gây kích thích trước khi đi ngủ và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga hoặc thiền.
Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp mẹ bầu thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mất ngủ, khó ngủ là vấn đề hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong thời kỳ mang thai. Vì sao bà bầu lại thường xuyên mất ngủ, cách khắc phục thế nào?
Vai trò của giấc ngủ đối với bà bầu
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, đối với phụ nữ có thai việc này còn quan trọng hơn. Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn do sự nặng nhọc và mệt mỏi của cơ thể. So với người bình thường, mẹ bầu nên ngủ thêm ít nhất 2 giờ mỗi ngày. Nghĩa là mẹ bầu nên ngủ từ 8 giờ đến 10 giờ mỗi ngày.
Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó ngủ. Việc mất ngủ có thể khiến mẹ mệt mỏi, dễ stress, tăng huyết áp… Ngược lại, nếu mẹ bầu ngủ quá nhiều, hơn 10 giờ mỗi ngày cũng khiến cho cơ thể tăng huyết áp và gây ra những bất lợi cho cơ thể như chứng tiền sản giật nguy hiểm.
Vì vậy, mẹ bầu cần phải để ý đến thời lượng ngủ của mình và điều chỉnh cho hợp lý. Một giấc ngủ ngon và đầy đủ cũng là dấu hiệu cho thấy thai kỳ của mẹ bầu sẽ khỏe mạnh và suôn sẻ.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ trong thời kỳ mang thai, dưới đây là một số nguyên nhân chính và phổ biến nhất bạn nên biết:
1. Đi tiểu nhiều
Trong quá trình mang bầu phụ nữ sẽ thường xuyên phải đi tiểu bởi thai nhi càng phát triển sẽ chèn ép bàng quang. Thông thường mỗi đêm, mẹ bầu sẽ phải đi tiểu từ 3 – 4 lần, bởi vậy giấc ngủ khó sâu và ngon được. Càng về những tháng cuối thai kỳ, tình trạng này sẽ càng tăng lên, mẹ bầu không thể nào xử lý triệt để được.
2. Chuột rút
Thường xuyên chuột rút cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ vào buổi đêm. Bạn sẽ bỗng dưng phát hiện ra chân mình bị co cứng, không cử động được và đau buốt tận óc. Lúc này, dù chìm sâu trong giấc ngủ thế nào cũng bị tỉnh giấc. Và như thế, giấc ngủ của bạn lại không được trọn vẹn.
3. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Mang thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Có nhiều mẹ đau lưng, đau hông, có mẹ lại đau vai, đau chân. Những cơn đau này làm mẹ khó chìm vào giấc ngủ hơn và cứ phải trằn trọc mãi mới có thể ngủ được. Hơn nữa, nếu nằm ở tư thế không thoải mái cũng làm cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
4. Stress, áp lực
Trong quá trình mang thai, hoocmon progesterone sẽ thay đổi khiến cho tâm trạng mẹ bầu bất ổn đinh, trở nên nhạy cảm, dễ bị lo lắng, căng thẳng vì những vấn đề vô cùng nhỏ nhặt. Điều này sẽ khiến mẹ bầu bồn chồn, ngủ không ngon.
5. Thay đổi thói quen ăn uống
Việc “ăn cho hai người” với vô vàn chất bổ dưỡng trong quá trình mang thai sẽ dễ khiến mẹ bầu đầy bụng, khó ngủ vào ban đêm. Đối với những mẹ bầu nghén ngẩm, không ăn uống được gì thường bị đói vào ban đêm cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon
Để có được giấc ngủ ngon trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
– Giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon. Đặc biệt, mẹ bầu không nên làm những việc nặng và căng thẳng trước khi ngủ.
– Tuần thứ 12 của thai kỳ là tuần khá quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các cơ quan, mẹ bầu nên tuân thủ giờ giấc để tránh dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
– Dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.
– Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên bổ sung thêm cá và các loại đậu giúp kích thích não bộ và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu có thể do căng thẳng, đau lưng, tiểu tiện nhiều và sự lo lắng. Để giải quyết, hãy tạo điều kiện thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh sử dụng điện thoại và thứ kích thích trước khi đi ngủ, cũng như thảo dược an thần dưới sự giám sát của bác sĩ.