Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn như cảm thấy không thoải mái, không muốn ăn đồ mới hoặc do vấn đề sức khỏe. Để giúp trẻ thích thú hơn với việc ăn, bạn có thể tạo không gian thoải mái, chuẩn bị món ăn đa dạng, hấp dẫn và mời gọi, đưa trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện món ăn, cũng như tạo ra môi trường vui vẻ và không áp lực khi ăn.
Tại sao trẻ biếng ăn, ăn nhiều vẫn chậm lớn, làm sao khi trẻ bỏ bữa,…là hàng loạt những vấn đề mà hầu hết các bà mẹ phải đối mặt trong những năm đầu đời của trẻ. Hôm nay, Yeutre sẽ bật mí đến các mẹ 10 nguyên nhân phổ biến, cũng như cách khắc phục, để giúp mẹ bớt vất vả hơn trong hành trình nuôi dạy con. Hãy tham khảo ngay mẹ nhé.
1. 10 nguyên nhân làm trẻ biếng ăn
- Yếu tố tâm lý làm trẻ biếng ăn
Tâm lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Nguyên nhân này xuất phát từ thái độ của phụ huynh đối với trẻ. Thay vì nhẹ nhàng khuyên con thì cha mẹ lại quát mắng, dọa nạt, đánh để buộc trẻ ăn, mẹ ép trẻ bú bình trong khi trẻ lại thích bú sữa mẹ. Điều này không những không cải thiện được tình trạng lười ăn, mà về lâu dài hình thành nên chứng sợ hãi cho trẻ mỗi khi đến bữa ăn.
- Trẻ bị biếng ăn vì chế độ ăn uống không hợp lý
Dưới đây là một vài yếu tố chính xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý có thể làm trẻ biếng ăn:
Trẻ thường bắt đầu có biểu hiện biếng ăn khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm vì phải làm quen với nhiều món xa lạ trong khi giai đoạn 6 tháng đầu đời trẻ chỉ được bú sữa mẹ. Trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi làm quen với chế độ ăn mới.
Thói quen hay cho trẻ ăn vặt sẽ dễ gây ra cảm giác no trước bữa ăn. Bên cạnh đó, một số món ăn vặt chứa nhiều thành phần phụ gia lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ dẫn, là tác nhân gây ra nhiều bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa.
Phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể trẻ cần cũng khiến trẻ nhanh có cảm giác no và không muốn ăn ở các bữa ăn sau. Nghiêm trọng hơn đó chính là gây cảm giác chán ăn mỗi khi đến bữa.
Giờ giấc ăn uống lộn xộn làm trẻ khó tự ý thức được việc mình sẽ phải ăn vào những khung giờ nào. Do đó, trẻ thường chỉ ăn khi chúng có cảm giác đói mà không đúng bữa.
- Trẻ biếng ăn do vấn đề sinh lý
Biếng ăn do vấn đề sinh lý xảy ra khi trẻ bắt đầu có những thay đổi về thể chất như biết bò trườn, biết lật, biết ngồi, biết đi, mọc răng,…Tuy nhiên, hầu hết ở các trường hợp này, trẻ đều có thể tự ăn lại sau đó khoảng vài ngay đến khoảng 1 tuần.
- Trẻ suy dinh dưỡng nên biếng ăn
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các vi chất cần thiết đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Bữa ăn của trẻ không được bổ sung đủ các vitamin và các vi chất như kẽm, sắt, selen sẽ làm giảm đi cảm giác ngon miệng làm bé ăn ít hơn.
- Mẹ chế biến thức ăn sai cách
Mẹ cho rằng trẻ sẽ dễ ăn hơn với các món dạng lỏng nên thường xuyên chế biến thức ăn nhiều nước hoặc được xay nhuyễn, khi đó trẻ không được hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ khó hấp thụ thức ăn khi thường xuyên cho trẻ ăn thức ăn quá đặc.
- Thức ăn không hợp khẩu vị
Trẻ nhỏ thường có cảm giác ngon miệng hơn khi được ăn nhưng món mình thích. Việc bắt trẻ ăn thức ăn do mẹ nấu mà không theo sở thích của trẻ sẽ làm trẻ ngán, mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
- Bệnh lý cũng là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn
Trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn khi tình trạng sức khỏe không tốt vì mắc các bệnh như ho, cảm lạnh, sốt,…Ngoài ra một số bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa như tiêu chay, rối loạn đường ruột do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ có cảm giác bị ngán khi thấy thức ăn và khó tiêu hóa thức ăn hơn.
- Trẻ biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc
Vì quá nôn nóng khi nhìn thấy con mình càng ngày càng thấp còi vì lười ăn, dù đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thành công nên các bậc phụ huynh đã cho trẻ sử dụng thuốc kích ăn. Thế nhưng, điều này đã vô tình làm cho chứng biếng ăn của trẻ trở nên nặng hơn, vì thành phần kháng sinh có trong thuốc sẽ làm triệt tiêu luôn cả các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, trẻ rất dễ bị cảm giác nôn trớ khi tiếp xúc thức ăn.
- Môi trường sống bị thay đổi
Trẻ sẽ không dễ chịu chút nào khi phải bắt đầu thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới như nhà trẻ chẳng hạn, lạ lẫm với mọi thứ khiến trẻ sợ hãi và khó ăn hơn.
- Trẻ biếng ăn bẩm sinh
Theo các số liệu nghiên cứu thì có đến 5% trẻ bị biếng ăn rơi vào trẻ hợp do bẩm sinh, biểu hiện trẻ thường thích ngủ hơn thích ăn và hầu như không có cảm giác đói.
Xem thêm Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp
2. Mẹ cần làm gì để khắc phục chứng biếng ăn cho trẻ?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mẹ sẽ có cách phù hợp nhất để khắc phục. Giải quyết rắc rối gây đau đầu này không khó, nếu các mẹ áp dụng tốt các giải pháp dưới đây:
- Mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, tuyệt đối không làm trẻ sợ hãi bằng các hành động dọa, quáng mắng, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái nhất khi bước vào bàn ăn, có thể cho trẻ tự ăn nếu trẻ thích.
- Tăng cường vitamin cho trẻ bằng các nguồn thực phẩm rau xanh, trái cây, các khoáng chất, vi chất cần thiết là có nhiều trong các loại đậu, hải sản.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tạo không gian sống thoáng mát, đặc biệt là chú ý chăm sóc sức khỏe trẻ trong những ngày thời tiết dễ thay đổi, để giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn hay một số bệnh lý bình thường.
- Nếu trẻ bị biếng ăn do những thay đổi về thể chất, mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy kích thích vị giác giúp trẻ bằng những món ăn hấp dẫn, màu sắc, trẻ sẽ ăn ngon sau khoảng 1 tuần.
- Cân đối chế độ dinh dưỡng là giải pháp mẹ cần ưu tiên. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt những trong 1 năm đầu đời, trẻ đã quen với hương vị của sữa mẹ ở trong suốt những tháng bú mẹ, do đó mẹ không nên cho trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm quá sớm. Khi trẻ đủ 1 tuổi, bé cũng cần được bổ sung bằng các món cơm nhão hoặc cháo đặc, tuy nhiên mẹ cần cho trẻ tập thích nghi trước đó.
- Mẹ nên chế biến thức ăn dựa trên sở thích của trẻ và phù hợp với độ tuổi nhưng cũng không quên việc đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng, không cho trẻ ăn thức ăn quá lỏng hoặc quá đặc. Ngoài ra, một khẩu phần ăn luôn đa dạng và đổi mới mỗi ngày sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn đấy mẹ nhé.
- Bên cạnh đó, để giúp hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động tốt hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua thay vì sử dụng cốm vi sinh hay men tiêu hóa tiềm ẩn nhiều tác hại đến sức khỏe của trẻ.
Với 10 nguyên nhân cơ bản nhất và cách khắc phục chắc chẳn nhiều phần đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi tại sao trẻ biếng ăn. cũng hy vọng thông tin này sẽ thật hữu ích, giúp mẹ có thêm cách xử trí phù hợp, giúp con yêu lấy lại cân bằng trong chế độ dinh dưỡng, để luôn phát triển khỏe mạnh mẹ nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Để giúp trẻ thích thú hơn với việc ăn, hãy tạo không gian ấm cúng, thúc đẩy sự tò mò, đa dạng thực đơn và tạo ra trải nghiệm tích cực khi ăn. Chăm sóc tâm lý và đồng hành cùng con cũng rất quan trọng.