Những kỹ thuật chăm sóc trẻ em mà cha mẹ cần biết

0
13

Cha mẹ cần học cách tạo môi trường an toàn, nắm rõ cách xử lý tình huống khẩn cấp và hiểu rõ nhu cầu cơ bản của trẻ. Đồng thời, việc tự tin trong việc nuôi dạy và tạo các kỷ luật tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ.

Khi một em bé được sinh ra, bên cạnh niềm vui vô bờ mà bố mẹ cảm nhận được thì những trách nhiệm phải đương đầu cũng không thua kém. Những cặp đôi lần đầu làm cha mẹ thường sẽ phải trả qua một quãng đường khá cam go khi chăm sóc em bé bao gồm nhiều vấn đề như thiếu ngủ, dỗ dành bé, cho bé ăn…Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho bước ngoặt trong cuộc sống của bạn và hãy nhớ rằng tiếng cười đầu tiên của bé sẽ làm cho bạn cảm thấy mọi khó khăn đều xứng đáng.

Để chăm sóc trẻ em như thế nào cho tốt không thể chỉ dựa vào bản năng làm cha mẹ, mà cần đến những kỹ thuật nhất định để giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt và an toàn hơn. Dưới đây là 10 kỹ thuật chăm sóc bé cơ bản cùng lưu ý khá hữu ích cho các bậc cha mẹ lần đầu chăm con, chúng ta cùng xem chi tiết nhé.

Chăm sóc trẻ em tốt không chỉ dựa vào bản năng làm cha mẹ, mà cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng. Ảnh Internet

1. Bế em bé như thế nào

Chăm sóc trẻ em không phải cứ làm ba mẹ là chúng ta biết cách ngay, cả việc đơn giản nhất là bế bé cũng thế. Khi em bé được trao cho chúng ta lần đầu tiên, hầu hết chúng ta chưa biết cách bế bé. Thường chúng ta sẽ cảm thấy sợ – đặc biệt đối với những ai lần đầu làm cha mẹ – rằng mình bế bé chưa đúng cách. Và một điều rất quan trọng là chúng ta phải bế bé một cách cẩn thận.

Phần cổ của em bé sơ sinh là khu vực mỏng manh nhất nên khi bế bé, bạn nên dùng một tay đỡ phần đầu cổ của bé. Do các bé mới sinh chưa thể tự nâng đỡ phần đầu của mình nên nhiệm vụ đó là của người bế bé, hãy đảm bảo bạn bế bé đúng cách – một tay đỡ phần đầu cổ và một tay đỡ phần hông – để đảm bảo an toàn cho bé.

Bạn cũng cần cẩn thận đối với thóp đầu của bé và tránh chạm vào khu vực này nhất có thể. Để làm cho bé thấy an toàn và thoải mái cũng như để bảo vệ bé một cách tối đa, hãy luôn giữ bé gần ngực bạn.

Hãy lưu ý cách bế em bé đúng tư thế để cả bạn và bé đều thực sự cảm thấy thoải mái và an toàn. Ảnh Internet

2. Mẹ cũng cần chăm sóc bản thân mình trong 30 ngày đầu sau sinh

30 ngày đầu tiên sau sinh là quan trọng nhất, cũng như những điều mới mẻ mà bạn phải trải qua khi mới sinh thì em bé cũng vậy, vì bé đang tập thích nghi với thế giới mà lần đầu tiên bé nhìn thấy sau khi rời bụng mẹ. Trong thời gian này, mẹ cần chăm sóc tốt bản thân để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất có thể.

Lời khuyên dành cho các bà mẹ mới là hãy ăn đủ và ăn đúng, đặc biệt nếu bạn cho con bú sữa mẹ. Giấc ngủ cũng là một vấn đề lớn mà mẹ phải đối mặt, và mẹ được khuyên là hãy ngủ khi bé ngủ, như vậy sẽ đảm bảo mẹ được ngủ đủ giấc.

Mẹ cần ngủ đủ sau sinh để mau hồi phục và có sức khỏe để chăm sóc bé. Ảnh Internet

3. Quấn khăn cho bé như thế nào

Quấn khăn đúng cho bé là chìa khóa để làm dịu và dỗ dành bé.

  • Đầu tiền, hãy đặt khăn quấn theo hình thoi và gập phần khăn ở phần đầu bé xuống ngang cổ, khăn quấn lúc này sẽ có hình kim cương.
  • Tiếp theo, gập phần khăn bên phải (hoặc trái) chéo xuống ngực, phủ 1 tay bé, luồn góc khăn vào sau lưng bé.
  • Gấp phần khăn phía chân bé lên trên và luồn phần góc khăn vào phía trong phần khăn đã quấn.
  • Gấp phần khăn bên còn lại và luồn góc khăn vào sau lưng bé.

Một khi khăn được quấn đúng cách , bé sẽ cảm thấy đủ ấm áp và thoải mái đồng thời dễ rơi vào giấc ngủ. Bạn hãy giữ bé gần ngực để bé thấy an toàn hơn.

Mẹ học và tham khảo quấn khăn cho bé đúng cách nhé. Ảnh Internet

4. Cho bé bú mẹ như thế nào

Cho con bú sữa mẹ rất quan trọng, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh. Việc cho bé bú mẹ có thể là trở ngại cho cả mẹ và bé tuy nhiên vì sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất phù hợp với bé trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, nên bận cần nghiêm túc học hỏi các kỹ thuật cho bé bú đến khi thành công và thành thạo.

Mặc dù cho bé bú mẹ nghe có vẻ đơn giản nhưng đôi khi cũng khá phức tạp. Những người mới làm mẹ lần đầu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như: khớp ngậm sai (khi bé bú), mẹ ít sữa, bé khó tính, hay nhiễm trùng vú.

Có rất nhiều kiểu bế bé để cho bú và bạn nên chọn kiểu nào làm cả bạn và bé thấy thoải mái nhất. Nếu đang bú mà bé buồn ngủ thì bạn hãy cù nhẹ vào lòng bàn chân bé, việc này sẽ giữ bé thức và không phải ngủ với chiếc bụng đói.

Có nhiều tư thế cho bé bú, nếu mẹ chọn cách nào cũng cần bảo đảm đó là tư thế thoải mái cho cả 2 mẹ con để bé bú được nhiều hơn. Ảnh Internet

5. Giúp bé ợ hơi và thực hiên CPR trong trường hợp khẩn cấp

Việc ợ rất cần thiết vì nó giúp bé thoải mái hơn đặc biệt trong những tháng đầu đời. Khi cơ thể được thoải mái, bé sẽ ăn và ngủ ngon hơn. Để giúp bé ợ hơi , bạn hãy ôm bé ở tư thế đứng sát ngực mình, cằm bé tựa vào vai bạn, bạn đừng quên đỡ phần đầu cổ của bé, sau đó hãy nhẹ nhàng vỗ hoặc vuốt lưng đến khi bé ợ.

Một cách khác bạn có thể áp dụng đó là cho bé nằm úp trên đùi bạn, tay bạn sẽ đỡ cằm và hàm của bé sao cho đầu bé cao hơn thân một chút để máu không bị dồn lên đầu bé, sau đó vồ hoặc vuốt lưng bé một cách nhẹ nhàng giúp bé ợ hơi.

Liên quan đến CPR – kỹ thuật hồi sức tim phổi, trong trường hợp khẩn cấp, nếu bạn thấy bé bị nghẹt thở, bạn có thể cho bé nằm tư thế ngửa trên đùi bạn sau đó tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực 5 lần bằng 2 ngón tay rồi hà hơi thổi ngạt đến khi bé bắt đầu ho. Bạn cần nhớ rằng em bé còn rất nhỏ và các thao tác của bạn không được quá mạnh tránh làm tổn thương bé.

Việc ho được là đấu hiệu chứng tỏ dị vật đã bị loại bỏ khỏi đường thở của bé.

Hãy giúp bé ợ hơi ba mẹ nhé. Ảnh Internet

6. Mát xa cho bé như thế nào

Thực hiện mát xa sẽ giúp xương và cơ của bé chắc khỏe hơn. Nguyên tắc đầu tiên khi bạn muốn mát xa cho bé là ko thưc hiện trước hoặc sau khi cho bé ăn. Các bước mát xa cho bé:

  • Đặt bé nằm trên một tấm khăn trên một mặt phẳng thật thoái mái (như giường).
  • Mát xa bé với dầu thảo dược bắt đầu từ chân, sau đó là tay, ngực và cuối cùng là lưng.

Mát xa không những có tác dụng làm dịu trẻ mà còn giúp trẻ khỏe mạnh hơn đồng thời sẽ tăng sự liên kết giữa bạn và bé.

Mát-xa cho con đúng cách để con được khỏe khoắn hơn. Ảnh Internet

7. Tắm em bé như thế nào

Hầu như các bặc cha mẹ mới đều cảm thấy sợ và lo lắng khi tắm cho bé. Các bậc phụ huyên luôn có sự e ngại ở một mức độ nào đó khi đề cập đến chuyện tắm cho trẻ sơ sinh. Có một điều quan trọng mà các cha mẹ cần lưu ý là trẻ sơ sinh chỉ cần lau người bằng nước ấm và khăn là đủ. Chúng ta được khuyên nên đợi tới lúc rốn của bé khô và tự rụng rồi mới cho bé tắm trọng chậu hoặc bồn tắm.

Bạn cũng không cần tắm bé hàng ngày, chỉ cần đảm bảo luôn vệ sinh sạch sẽ các khu vực mặt, cổ, khu vực mặc tã và phần nếp gấp trên người bé. Bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ nước tắm, hãy luôn kiểm tra trước khi tắm cho bé. Và một điều rất quan trọng là bạn không bao giờ được để bé một mình trong chậu/ bồn tắm mà không có sự giám sát hay không có bạn bên cạnh.

Cách tắm cho bé cũng rất quan trọng nên mẹ cần phải biết cách tắm đúng cho bé. Ảnh Internet

8. Làm thế nào để dỗ bé ngủ

Việc ngủ và quen với giấc ngủ bên ngoài luôn khó khăn với bé trong những ngày đầu sau sinh.

Các bậc cha mẹ nói chung phải cố gắng và vật lộn để đưa bé vào giấc ngủ trong thời gian này. Khi rời khỏi không gian tối trong tử cung ấm áp của mẹ, điều làm bé khó quen và lo lắng ở thế giới bên ngoài đó chính là ánh sáng. Bạn hãy cố gắng giữ căn phòng sáng vào ban ngày và giảm ánh sáng vào ban đêm, việc này sẽ giúp bé phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm.

Một điều nữa là khi bé “gần như đã ngủ” có thể trong rất dễ thương và đáng yêu, và bạn bị thôi thúc hôn hay nói chuyện với bé, tuy nhiên đó không phải là một quyết định hay. Bé có thể hiểu đây là dấu hiệu bạn muốn chơi với bé và sẽ làm bé thức dậy. Vì vậy nếu muốn nựng bé, tốt nhất bạn hãy kiên nhẫn đợi cho bé ngủ say nhé.

Khi dỗ bé ngủ, mẹ cần giữ yên lặng và đừng nựng bé nhé. Ảnh Internet

9. Thay tã cho bé như thế nào

Thay tã không phải là một công việc nghiêm trọng trong việc chăm sóc trẻ em , nhưng đối với phụ huynh thì thời gian đầu có vẻ là như vậy. Các bậc cha mẹ thường lo lắng và có chút sợ hãi khi mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ này. Điều đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ là phải thay tã đúng cách cho bé cho đến khi rốn bé khô và tự rụng.

Bạn không nên để tã phủ lên phần rốn mà hãy gập mép tã xuống đồng thời không nên tạo bất cứ áp lực nào lên khu vực này.

Một số điểm khác bạn cũng nên lưu ý là khi thay tã, luôn vệ sinh cho bé bằng cách lau từ trước ra sau, đặc biệt đối với bé gái, để tránh nhiễm trùng.

Bạn hãy đảm bảo lau khô cho bé trước khi mặc tã mới. Nếu bé bị hăm tã, hãy thận trọng hơn bằng cách kiểm tra tã bé thường xuyên đồng thời dùng thuốc hoặc kem chống hăm để tình trạng này không trở nên tệ hơn. Bạn cũng nên tránh các loại xà phòng thơm cũng như các loại tã, khăn có mùi thơm cho đến khi bé khỏi hẳn.

Thay tã cho con cũng không phải là một việc dễ dàng ngay từ đầu. Ảnh Internet

10. Làm thế nào để tạo mối liên kết với bé

Hành động da tiếp da là tất cả những gì bạn cần và thói quen này nến bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bạn sinh bé. Một điều quan trọng khác nữa đó là bạn hãy nhìn vào mắt và trò chuyện với bé. Việc nói chuyện với một em bé nhỏ xíu và chưa hiểu bạn nói gì có thể khá kì quặc, tuy nhiên nó lại rất hiệu quả vì tầm nhìn của em bé khá ngắn, chỉ khoảng 30cm, vì vậy bạn hãy nhìn bé thật gần đồng thời cười và nói chuyện với bé.

Hãy hát cho bé nghe những bài hát ru, mát xa cho bé, và tận hưởng thời gian một mình với bé. Như vậy mối liên kết bạn tạo ra với bé sẽ tiếp tục và ngày càng khắng khít hơn.

Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này về những kỹ thuật chăm sóc trẻ em. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý vị trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái một cách an toàn và hiệu quả. Chúc quý vị và gia đình luôn hạnh phúc và viên mãn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận