Việc thất hứa với con sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được như mất lòng tin, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển của trẻ. Hành động này còn giảm giá trị của lời hứa, khuyến khích con cũng thất hứa trong tương lai. Để xây dựng mối quan hệ tốt với con, cha mẹ cần tuân thủ lời hứa và đặt trách nhiệm lớn với những gì tự hứa với con.
Không ít bậc phụ huynh nghĩ rằng vì trẻ còn nhỏ nên việc thất hứa với con sẽ không có tác hại gì. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi việc hứa lèo sẽ gây những ảnh hưởng “ngầm” cho trẻ mà ba mẹ cũng không ngờ đấy.
Việc thất hứa với con thường xuyên sẽ khiến bé mất niềm tin vào ba mẹ
Vì muốn con ăn giỏi, học giỏi, ngoan ngoãn… mà ba mẹ không ít lần hứa hẹn với bé kiểu sẽ mua gấu bông, siêu nhân, dẫn con đi chơi, cho con ăn gà rán… Nhưng sau đó vì nghĩ lời hứa này không “quan trọng”, bé không nhớ, hoặc quên, không có thời gian nên ba mẹ đành thất hứa với con. Tuy nhiên, nếu lặp lại thường xuyên, sự thất hứa của ba mẹ sẽ gây những tác hại không nhỏ dưới đây.
Bé mất niềm tin vào ba mẹ
Khi ba mẹ thất hứa 1, 2 lần đầu, bé sẽ cảm thấy hơi buồn, hụt hẫng, khóc. Nhưng nếu việc này lặp lại ở những lần tiếp theo sẽ làm bé mất lòng tin vào ba mẹ, thất vọng về gia đình – vốn là điểm tựa tinh thần đặc biệt quan trọng của bé. Việc bé mất niềm tin vào ba mẹ có thể dẫn đến những ảnh hưởng về tinh thần, việc học hành của bé.
Việc dạy bé kém hiệu quả
Khi bé không có niềm tin vào những điều còn nhỏ mà ba mẹ làm như lời hứa thì bé cũng có thể không tin ở những điều lớn lao hơn mà ba mẹ dạy. Khi đó, việc dạy con của ba mẹ sẽ trở nên kém hiệu quả.
Bé không tôn trọng ba mẹ
Tuy còn nhỏ nhưng bé sẽ dễ nhận ra ai là người “chính trực” và bé sẽ tôn trọng người đó hơn. Tương tự, đối với ba mẹ, nếu thất hứa với con nhiều lần sẽ vô tình làm mất đi sự tôn trọng của bé dành cho mình.
Gây tổn thương cho bé vì nghĩ mình không quan trọng
Việc thất hứa sẽ khiến bé nghĩ mình không quan trọng với ba mẹ
Ba mẹ đừng nghĩ rằng bé còn nhỏ sẽ không để ý đến những lần thất hứa của ba mẹ nhé. Bởi bé có trí nhớ rất tốt, thường xuyên nhắc lại cũng như để ý đến những lời hứa của ba mẹ. Nếu ba mẹ giữ đúng lời hứa với những người khác nhưng lại thất hứa với bé, bé sẽ nghĩ mình không quan trọng với ba mẹ. Suy nghĩ này có thể làm bé buồn tủi, ghét ba mẹ.
Trẻ sẽ thất hứa với người khác
Điều này giống như quy luật “nhân-quả” của quá trình dạy dỗ bé. Trẻ em thường bắt chước những gì người lớn làm hơn những gì bạn nói. Vì vậy, nếu ba mẹ là người thất hứa thì bé sẽ “noi gương” theo ba mẹ, trở thành người thất hứa với những người xung quanh bé.
Gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
Khi bé “bắt chước” ba mẹ nói dối với người thân, hàng xóm, bạn bè của bé… có thể gây ra những tác hại không nhỏ. Chẳng hạn như làm những người xung quanh thất vọng về gia đình bạn hay về bé. Đối với những lời thất hứa với bạn bè, bé sẽ bị bạn bè “tẩy chay”, không chơi chung… Tùy theo lời thất hứa của bé mà ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Lưu ý khi hứa với con
Chỉ hứa những gì thực hiện được: Trước khi hứa với con điều gì, ba mẹ phải nghĩ cho kỹ xem lời hứa đó có thể thực hiện được không. Đừng hứa cho có lệ, vì muốn trẻ ngoan, học giỏi… bởi vì một lần ba mẹ thất hứa sẽ gây mất lòng tin ở trẻ.
Những điều không nên hứa: Không hứa sẽ thay đổi một hành vi hay thói quen nào đó của bản thân người lớn. Chẳng hạn, ba mẹ sẽ không la, đánh con nữa, ba mẹ sẽ đi làm về sớm, ba sẽ không hút thuốc, không uống bia… vì kiểu lời hứa này rất dễ bị vi phạm.
Khi thất hứa thì nên xin lỗi con: Người lớn đôi khi cũng có lúc mắc lỗi, vì vậy ba mẹ hãy xin lỗi con nếu đã lỡ thất hứa. Đồng thời, ba mẹ nên giải thích vì sao mình lại thất hứa với con để bé dễ hiểu và khỏi nhắc lại “lỗi lầm” của ba mẹ.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng thông tin đã cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ về hậu quả của việc thất hứa với con cái. Đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ và may mắn!