Nhiệt độ cơ thể khi mang thai: Tăng cao và những điều quan trọng cần nhớ

0
19

Trong thai kỳ, nhiệt độ cơ thể phụ nữ thường tăng khoảng 0,5 độ C. Điều quan trọng là kiểm tra nhiệt độ định kỳ và đảm bảo không cao quá để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Đồng thời, cần chăm sóc bản thân, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao là một trong những biểu hiện bất thường mà ít mẹ bầu nào nghĩ đến. Các mẹ có biết, thân nhiệt tăng như thế nào là bình thường và như thế nào là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp phải những vấn để đáng ngại hay không? Để nắm rõ những thay đổi về nhiệt độ của cơ thể bà bầu, nhất là những trường hợp nhiệt độ tăng cao, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai kỳ, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng nhẹ là dấu hiệu có thai – Ảnh Internet

1. Hiện tượng gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mới thụ thai

Nhiệt độ cơ thể đột nhiên tăng lên là có thể dấu hiệu mang thai sớm nhất trước cả dấu hiệu trễ chu kỳ. Khi mang thai, sự trao đổi chất tăng để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi cùng với sự thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu làm thân nhiệt tăng nhẹ so với người bình thường.

Thời gian tốt nhất để xác định nhiệt độ trung bình của cơ thể là vào buổi sáng và nên đo hàng ngày vào cùng một thời điểm để có kết quả chính xác nhất. Theo các chuyên gia, nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng nhẹ khoảng 0,3 đến 0,5 độ. Vì thế, khi nhận thấy thân nhiệt tăng nhẹ khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng thì rất có thể bạn đã thụ thai đấy!

2. Nhiệt độ cơ thể bà bầu tăng cao và những nguy hiểm khôn lường 

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh tật – Ảnh Internet

Trong những tháng đầu thai kỳ, biểu hiện sốt nhẹ dưới 38 độ chưa thể tác động đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 38 độ sẽ tác động đến sự phát triển và an toàn của thai nhi. Khi bị sốt cao ở giai đoạn đầu thời kì mang thai, nếu bà bầu tiếp tục tắm bằng nước nóng hoặc xông hơi có thể gây dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống thai nhi.

Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao có thể là triệu chứng bà bầu mắc bệnh nhiễm trùng. Do đó, thai phụ không nên chủ quan khi bị sốt vì có thể đây là dấu hiệu bệnh tật, chứ không phải là chứng cảm lạnh thông thường. Khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 38 độ, chán ăn, buồn nôn, cảm thấy uể oải thì cần đưa bà bầu đến ngay cơ sở y tế, để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn tốt nhất nhé.

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi – Ảnh Internet

3. Cách hạn chế nhiệt độ cơ thể tăng cao khi đang mang thai

Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vì thế ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý bảo vệ sức khỏe để tránh trường hợp nhiệt độ cơ thể tăng cao một cách bất thường. Theo đó, các mẹ nên lưu ý:

  • Tránh xa những khu vực nhiệt độ cao, môi trường ẩm ướt như bếp, phòng tắm hơi, bồn tắm nước nóng…
  • Tránh tiếp xúc với nơi có dịch bệnh dễ lây nhiễm, tránh gặp gỡ, tiếp xúc với những người bị cảm sốt, nhiễm virus.
  • Mẹ nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để thân nhiệt được ổn định.
Từ bỏ ngay những thói quen xấu làm tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai – Ảnh Internet
  • Từ bỏ những thói quen xấu làm tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai như: uống bia rượu, sử dụng cafein, hút thuốc lá…
  • Khi bà bầu bị sốt cao, không nên quá lo lắng và tự ý áp dụng các giải pháp điều trị thông thường mà nên đến gặp bác sĩ, để được kiểm tra sức khỏe và có giải pháp thích hợp.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp vừa cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé vừa giúp giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả.
Cần đi khám bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể khi mang thai vượt quá 38 độ – Ảnh Internet

Nhiệt độ cơ thể khi mang thaităng nhẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cảnh giác khi thân nhiệt tăng quá cao, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để tránh tình trạng trên, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe, điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý, để đảm bảo an toàn thai kỳ, cũng như sự phát triển của con yêu.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy nhớ rằng nhiệt độ cơ thể tăng cao khi mang thai, đừng lo lắng quá mức nhưng cần kiểm tra và thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận