Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ có thể do cơ thể họ chưa hoàn thiện, cảm giác gió lạ hoặc không thoải mái. Đôi khi đây cũng là cách trẻ tự an ủi hoặc cần sự chú ý. Việc nâng nhẹ trẻ, đưa vào tư thế thoải mái hoặc sử dụng chăn ấm có thể giúp giảm rướn mình trong giấc ngủ của bé.
Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ theo quan niệm dân gian là dấu hiệu tốt chứng tỏ trẻ đang phát triển khỏe mạnh, mau lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên kèm theo nhiều dấu hiệu khác thường, thì đây chắc chắn sẽ không phải là tín hiệu đáng mừng.
1. Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình khi ngủ
Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ được xem là biểu hiện sinh lý bình thường và sẽ hết sau 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này trở nên thường xuyên, trẻ hay vặn mình, uốn éo, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc thì mẹ và gia đình phải theo dõi, có biện pháp chữa trị kịp thời không để ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
1.1. Biểu hiện rướn mình do sinh lý
Theo các chuyên gia cho rằng, phần lớn trẻ sơ sinh sau khi chào đời vài tuần đều có hiện tượng rướn mình khi ngủ. Đó có thể là do môi trường bên ngoài rất khác so với trong tử cung của mẹ mà bé chưa kịp thích nghi.
Đồng thời khi trẻ chào đời, các tế bào thần kinh non nớt chưa được biệt hóa, thể vân và vỏ não chưa được hoàn thiện dẫn đến các hoạt động dưới vỏ mạnh hơn. Điều này sẽ làm xuất hiện tình trạng hoạt động tay chân nhiều, do khi bị kích thích vỏ não sẽ có xu hướng phản ứng lại.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ có thể là do môi trường tác động như:
- Không gian ngủ: còn nhiều điểm chưa thoải mái, niệm gối quá cứng, nhiều ánh sáng và tiếng ồn lọt vào, tư thế ngủ chưa phù hợp với trẻ.
- Khi tiểu, đi ngoài: đây cũng là một trong những lí do làm trẻ phải rặn, vặn mình dùng hết sức để tống thứ gì đó ra khỏi cơ thể.
- Do trẻ đói: Trẻ sơ sinh chỉ có thể bú 1 lượng rất ít sữa vì dạ dày còn bé. Vì vậy, mẹ nên sắp xếp khoảng cách giữa các lần bú cho phù hợp. Mẹ tránh để bé quá đói hoặc bú quá no kiến trẻ rướn mình, ọc sữa sau khi bú.
- Một số yếu tố khác: một số yếu tố cũng có thể làm trẻ khó chịu, rướn mình như đồ quá chật, tã bị tè ướt, ngủ mới dậy…
Thông thường, nếu trẻ rướn mình do nguyên nhân sinh lý thì sẽ nhanh hết sau vài phút.
1.2. Biểu hiện do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân về sinh lý thì biểu hiện rướn mình ở trẻ cũng có thể là do bệnh lý. Các biểu hiện nghiêm trọng này thường thấy sẽ là trẻ hay rướn mình, uốn éo, dễ giật mình khóc lớn, mặt đỏ bừng. Việc này xảy ra nhiều lần thì mẹ và gia đình nên tìm hiểu, quan tâm chăm sóc con kỹ hơn, nhằm tránh làm tổn thương bên trong, ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Rướn mình ở trẻ sơ sinh là biểu hiện bệnh lý có thể gặp như:
- Hạ canxi máu: Trong giai đoạn thai kỳ mẹ không được bổ dung đầy đủ canxi hoặc trẻ không được chăm sóc tốt là những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị thiếu canxi. Điều này dẫn tới một số nguy cơ như trẻ ngủ không ngon, hay quấy khóc ban đêm, trẻ dễ kích động, gồng mình , vặn vẹo khi ngủ. Đồng thời còn xuất hiện các triệu chứng như rụng tóc, đổ mồ hôi trộm, nôn ói, chán ăn, nhẹ cân,…nghiêm trọng hơn có thể làm trẻ mắc bệnh còi xương, suy sinh dưỡng.
- Một số bệnh lý khác: có thể gây rướn mình khi ngủ như tai bé bị côn trùng bò vào, da bị tổn thương do ngứa, nóng rát, hăm da,…
2. Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ và những câu hỏi liên quan thường gặp
2.1. Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ có sao không?
- Rướn mình là dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do đó, bố mẹ không cần phải quá lo lắng nếu trẻ vẫn bình thường và phát triển khỏe mạnh. Biểu hiện này ở bé tương tự như người lớn cần được vận động, thư giãn gân cốt để phát triển các cơ xương. Đặc biệt, các bé hay rướn mình lại có khả năng phát triển nhanh hơn về thể chất so với các bé khác.
- Trái lại, trường hợp trẻ sơ sinh rướn mình đi kèm những triệu chứng tiêu cực như quấy khóc thường xuyên, chán ăn, sụt cân, nôn ói,…thì bố mẹ nên lưu ý theo sát con. Vì tình trạng này cho thấy, rất có thể trẻ đang mắc các bệnh như thiếu canxi máu hoặc các bệnh lý khác làm trẻ bức bối, khó chịu. Sự chủ quan của gia đình trong thời gian dài có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển của bé, do đó nên theo dõi kỹ để nhận biết sớm và đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời.
2.2. Trẻ sơ sinh rướn mình đến lồi rốn có sao không?
- Lồi rốn còn có tên gọi khác là thoát vị rốn . Biểu hiện này thường xuyên xảy ra nhất đối với trẻ có cân nặng thấp khi sinh hoặc sinh non. Đặc biệt, dị tật này chiếm phần nhiều ở các bé gái.
- Thoát vị rốn thường có các dấu hiệu tại vị trí lỗ rốn nhô lên một khối tròn, mẹ có thể thấy rõ bằng mắt thường hoặc dùng tay sờ nhẹ nhàng lên vùng rốn trẻ.
- Việc rướn mình, uốn éo, rặn khóc cũng như cố rặn lúc đi ngoài lặp lại nhiều lần sẽ làm rốn bé mỗi ngày càng lồi dài ra. Bởi vị trí thành bụng quanh rốn lúc này vẫn còn mỏng, khi bị một lực tác động mạnh vào nó sẽ đẩy ruột đến chân rốn dẫn đến chân rốn nhô lên. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, lâu dần chân rốn sẽ không thể phục hồi hình dáng ban đầu gây mất thẩm mỹ khi trẻ lớn lên.
2.3. Trẻ rướn mình đến chảy máu rốn phải làm sao?
Trường hợp trẻ sơ sinh rướn mình chảy máu sẽ không quá nghiêm trọng, do cuống rốn bé mới cắt chưa lành hẳn. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Việc bé rướn mình, vặn vẹo và gồng người sẽ có thể làm da thành bụng căng ra dẫn đến chảy máu ở chân rốn. Lúc này, mẹ cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin D, canxi, sắt,…trong giai đoạn con 0 – 12 tháng .
3. Cách chữa rướn người cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rướn người khi ngủ không phải là biểu hiện quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ nên biết và tìm ra cách chữa phù hợp, tạo điều kiện cho con phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Các cách chữa rướn mình ở trẻ cụ thể như:
3.1. Tắm nắng cho bé
- Phần lớn các mẹ đều suy nghĩ trẻ sơ sinh cần được bảo vệ tuyệt đối và nên hạn chế tiếp xúc với môi trường nắng gió bên ngoài. Đây là điều đúng, tuy nhiên mẹ cũng nên linh hoạt. Vì việc cho bé tắm nắng lúc sáng sớm rất quạn trọng, điều này sẽ giúp hấp thụ vitamin D giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể trẻ. Tắm nắng là cách hay giúp bé hết rướn mình bên cạnh đó còn có tác dụng giúp trẻ phòng ngừa bệnh, lại có khung xương chắc khỏe.
- Từ 7 – 10 ngày sau sinh là thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho trẻ. Khoảng 6 – 9 giờ sáng và 5 giờ chiều là thời gian vàng để mẹ tranh thủ tắm nắng cho bé con. Do lúc này, ánh nắng mặt trời nhẹ dịu, tia cực tím, hồng ngoại còn yếu nên không tác động tiêu cực đến trẻ. Thời gian tắm nắng có thể từ khoảng 10 – 30 phút tùy theo độ tuổi của trẻ. Điều cần đặc biệt lưu ý là mẹ nên hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 10 – 16 giờ.
- Để đảm bảo an toàn, những ngày đầu mẹ có thể lựa vị trí có bóng râm, chỉ để lộ một ít phần da và tắm khoảng 10 phút. Khi trẻ lớn dần hãy tăng dần độ tiếp xúc và thời gian hơn một chút. Lưu ý vào mùa đông, mưa nhiều mẹ nên tranh thủ khi khi trời có nắng để tắm nắng cho trẻ và nên tắm rửa cho trẻ từ 3 – 5 giờ hạn chế trễ bị nhiễm lạnh.
3.2. Mẹ cần ăn uống đầy đủ
Đối với trẻ sơ sinh 6 tháng đầu thì nguồn cung cấp canxi chủ yếu là nhờ vào sữa mẹ. Vì vậy, mẹ phải có thực đơn ăn uống hợp lý và chế độ nghỉ ngơi đầy đủ. Đồng thời mẹ nên ăn các nguồn thực phẩm chứa lượng canxi dồi dào như trứng, sữa, cá hồi, cua, tôm, ghẹ,…bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng sản phẩm bổ sung canxi theo liều lượng bác sĩ hướng dẫn. Đảm bảo canxi đầy đủ cho mẹ là phương pháp hữu hiệu giúp chăm sóc bé sau sinh tốt hơn, không còn những cơn rướn mình khó chịu.
3.3. Cho trẻ bú mẹ
Thiếu canxi là biểu hiện thường nhất đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ uống sữa công thức hoặc sinh non. Việc này dẫn đến các biểu hiện như rướn mình, giật mình khi ngủ, gồng đỏ người,…để hạn chế tình trạng này ở trẻ thì một trong những cách hiệu quả nhất là cho con bằng sữa mẹ trong 6 tháng hoặc 1 năm đầu.
Nguồn canxi trong sữa mẹ vô cùng dồi dào và có thể linh hoạt tăng lên khi mẹ bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Do đó, cho con bú bằng sữa mẹ sẽ là biện pháp đơn giản mà lại vô cùng an toàn giúp con ngăn ngừa rướn mình, giật mình khi ngủ.
3.4. Bổ sung dinh dưỡng, vitamin D
Đối với các bé có tình trạng rướn mình, ngủ không sâu, hay giật mình quấy khóc về đêm và kéo dài liên tục thì cách tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chữa trị. Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ thiếu hụt canxi ở trẻ và kê thuốc bổ sung vitamin D để hỗ trợ trẻ hấp thụ canxi tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ cần tránh việc tự ý mua vitamin D điều trị tại mà chưa được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ theo lý giải ở trên có thể là do sinh lý bình thường hoặc cũng có thể do bệnh lý. Vì vậy, khi con có biểu hiện rướn người, bố mẹ nên theo dõi kỹ những biểu hiện kèm theo, từ đó có phương pháp giúp con cải thiện, điều trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã đọc. Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Nguyên nhân trẻ sơ sinh rướn mình khi ngủ có thể do cơ thể chúng cần thích nghi với môi trường, khí hậu mới hoặc đang phát triển hệ thống thần kinh. Đừng ngần ngại thăm khám và thảo luận với bác sĩ để có thông tin chính xác và hỗ trợ tốt nhất.