Rụng trứng không đều trong đa nang buồng trứng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, vô sinh và tăng nguy cơ ung thư. Để ngăn ngừa tình trạng này, cần đề phòng thức ăn không lành mạnh, căng thẳng và có kiểm soát về cân nặng. Điều quan trọng là nên thăm khám thường xuyên và chăm sóc sức khỏe để giữ cho hệ thống sinh sản hoạt động ổn định.
Đa nang buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm, gây ra tình trạng không rụng trứng thường xuyên hoặc rối loạn phóng noãn ở nữ giới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn vĩnh viễn. Ngoài ra, người bệnh đa nang buồng trứng còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy liệu có cách nào để chữa trị dứt điểm căn bệnh này?
1. Buồng trứng đa nang là gì
Buồng trứng đa nang là một căn bệnh phụ khoa và thường bị ở những phụ nữ có nhiều nang nhỏ trong buồng trứng. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do mất cân bằng hormone và kháng insulin.
Khi bị bệnh này, thì buồng trứng hình thành nhiều nang nhỏ khiến cho việc rụng trứng khó khăn hơn bình thường và không phóng noãn.
Chính vì điều này nên có thể dẫn tới tình trạng vô sinh ở phụ nữ hoặc bị hiếm muộn khiến cho nhiều người vô cùng lo lắng.
Buồng trứng đa nang là một căn bệnh phụ khoa ở những phụ nữ có nhiều nang nhỏ. Ảnh: Internet
2. Không rụng trứng thường xuyên ở những người mắc bệnh đa nang buồng trứng
Trước tiên có thể khẳng định khi bị buồng trứng đa nang, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra. Tuy nhiên chu kì rụng trứng của người bệnh sẽ không được ổn định như những chị em bình thường, mà bị rối loạn và thưa thớt như chu kỳ kinh nguyệt của họ vậy.
Thông thường những người bị buồng trứng đa nang sẽ rụng trứng theo chu kì 2 – 3 tháng 1 lần hoặc 1 năm mới rụng trứng 1 lần. Mỗi lần đến chu kì thường không cố định theo ngày, lượng máu kinh ra ít và hơi loãng nhưng kéo dài khoảng 1 tuần mới hết.
Khi mắc phải căn bệnh này thì việc thụ thai ở chị em phụ nữ cũng khó khăn hơn, nên nó cũng làm giảm khả năng làm mẹ đáng kể. Do bị buồng trứng đa nang có rụng trứng không theo chu kì và việc phóng noãn không bình thường nên khả năng nó hấp thụ tinh là cực kỳ thấp.
Bên cạnh đó, nếu trứng phát triển to lên, chín và rụng nhưng khó thoát ra khỏi bề mặt dày của buồng trứng nên khó gặp tinh trùng thụ thai, khả năng thụ tinh, thụ thai tự nhiên ở chị em khá thấp.
Ngoài ra khi mắc phải căn bệnh này thì bạn có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là rất cao. Chính vì thế cần phải cẩn thận nếu như mang thai khi mắc phải căn bệnh này. Nguy cơ sảy thai hoặc sinh non chính là do các nang trứng hình thành với số lượng nhiều và gây ra tình trạng xoắn buồng trứng. Khiến cho bào thai bị chèn ép và gây áp lực lên bào thai khiến cho thai nhi bi nong dính ra khỏi tử cung, và có thể bị đẩy ra ngoài khiến cho nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non là rất cao.
Ngoài biến chứng không rụng trứng thường xuyên ra, người mắc phải căn bệnh đa nang buồng trứng còn gặp phải những rủi ro cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi sau này.
3. Biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh đa nang buồng trứng
3.1 Ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Ảnh hưởng lớn của bệnh đa nang buồng trứng là tác động đến chu kì kinh nguyệt. Những người bị đa nang buồng trứng thường sẽ không có sự rụng trứng đều đặn, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt khiến chu kì kinh nguyệt có thể nhanh hoặc chậm tùy tháng.
Chu kì kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng dẫn đến việc thụ thai gặp cản trở hoặc không thể thụ thai… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiếm muộn, thậm chí vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng.
3.2 Vô sinh
Đa nang buồng trứng là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết, và là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Khi testosteron sinh ra trong buồng trứng quá nhiều, trứng phát dục chậm hoặc dừng phát triển khi ở giai đoạn chưa chín.
Người bị mắc bệnh đa nang buồng trứng có thể kinh nguyệt ít, ít dần, không đúng chu kỳ, không thấy hiện tượng trứng rụng hằng tháng. Qua siêu âm, trên buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang kích thước 10mm).
Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Không phải ai mắc buồng trứng đa nang cũng bị vô sinh, nhưng hầu như nếu không phát hiện sớm thì buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
3.3 Béo phì
30 – 50% phụ nữ đa nang buồng trứng bị béo phì. Để xác định tình trạng béo phì, người ta dựa vào chỉ số BMI (>25) hay tỉ số vòng eo/vòng mông. Một số nghiên cứu cho rằng béo phì cũng có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của đa nang buồng trứng.
Người ta nhận thấy rằng cân nặng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy các triệu chứng đa nang buồng trứng biểu hiện trên lâm sàng. Kiểm soát cân nặng có thể giúp cải thiện tiên lượng của bệnh đa nang buồng trứng.
3.4 Di truyền bệnh cho con
Đa nang buồng trứng gây ra do sự mất cân bằng nội tiết của phụ nữ. Khi đó, buồng trứng của người phụ nữ sản xuất ra estrogen nhiều hơn bình thường.
Nồng độ nội tiết tố cao sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và phóng thích noãn (rụng trứng). Bên cạnh đó, những bạn gái có mẹ hay chị gái bị đa nang buồng trứng cũng rất dễ bị di truyền căn bệnh này.
3.5 Ung thư nội mạc tử cung
Phụ nữ mắc đa nang buồng trứng có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với những người không mắc bệnh. Những phụ nữ thừa cân và bị buồng trứng đa nang cũng có khả năng mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn. Do ảnh hưởng của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị đón trứng được thụ thai về đó làm tổ.
Nếu người phụ nữ không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
3.6 Bệnh tim
Bệnh đa nang buồng trứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ngay cả đối với những phụ nữ có thể trạng gầy gò. Nguyên nhân do mức insulin cao dẫn đến tăng cholesterol, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy.
3.7 Tiểu đường tuýp 2
Ở phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng, tình trạng kháng insulin khiến lượng đường glucoze trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiền tiểu đường.
Điều này rất dễ xảy ra ở những phụ nữ thừa cân nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra ở những người có trọng lượng bình thường.
Khi thấy có những dấu hiệu rối loạn chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt bất thường hoặc các triệu chứng đặc trưng của bệnh đa nang buồng trứng như đã nói trên, chị em cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
4. Cách tăng khả năng rụng trứng khi bị buồng trứng đa nang
Việc rụng trứng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai của chị em. Do đó, người mắc bệnh buồng trứng đa nang muốn có thai nhất thiết phải điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tăng khả năng rụng trứng.
Cách điều trị khác nhau tùy mức độ nặng nhẹ và nhu cầu điều trị của người bệnh. Một số phụ nữ có thể quen dần với các triệu chứng của buồng trứng đa nang, nhưng lý do chính để điều trị đó là điều hòa chu kì rụng trứng và tăng khả năng thụ thai thành công.
Buồng trứng đa nang chỉ có thể điều trị để làm giảm những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm chứ không thể hoàn toàn làm hết bệnh.
Vậy những phương pháp giúp điều hòa lại chu kỳ rụng trứng tăng khả năng thụ thai như sau:
- Việc chu kì kinh bất bình thường cũng có thể làm thay đổi tâm trạng và cuộc sống của bạn, nên người bị buồng trứng đa nang thường hay thay đổi cảm xúc rất nhiều, dễ stress và căng thẳng. Điều này lại càng khiến cho chu kì rụng trứng của bạn gặp nhiều rắc rối hơn. Nó giống như một vòng tuần hoàn luẩn quẩn vậy, do đó bạn cần phải chú trọng điều chỉnh tâm lý của mình. Để khắc phục được bệnh tật thì phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, lấy lại tinh thần, giảm căng thẳng và luôn thoải mái vui vẻ sẽ giúp điều hòa chu kì rụng trứng của bạn.
- Cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tập thể dục thường xuyên là việc mà người bị buồng trứng đa nang nên làm, giảm cân, vận động nhiều và cải thiện giấc ngủ cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh.
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích, hạn chế uống rượu bia để chu kì rụng trứng được điều hòa hơn.
- Một số trường hợp bác sĩ sẽ đưa cho bạn dùng thuốc tránh thai dạng viên để điều hòa chu kì kinh nguyệt. Thuốc này còn giúp trị mụn và giảm mọc lông hiệu quả.
- Nếu bạn đã bị buồng trứng đa nang lâu năm thì có thể phải cần dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, và tiểu đường tuýt 2 để kiểm soát sự sản xuất insulin và ổn định đường huyết. Nên hạn chế ăn đồ ngọt và các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ rất hữu ích cho cơ thể.
- Với những người đang mong muốn có con, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kích thích rụng trứng. Sau khi sử dụng thuốc này thì khả năng sinh đôi, sinh ba là rất cao.
- Sử dụng thuốc Clomiphene Citrate (Clomid) là loại thuốc được kê theo toa có tác dụng giúp tăng số trứng chín và rụng.
Có thể nói, biểu hiện không rụng trứng thường xuyên ở phụ nữ thường đều gắn liền với hội chứng đa nang buồng trứng. Đa nang buồng trứng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nhiều chị em phụ nữ. Do đó khi có biểu hiện không rụng trứng thường xuyên, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đến các phòng khám phụ khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị hợp lý. Đừng bao giờ quá chủ quan tới sức khỏe cơ thể, nhất là sức khỏe sinh sản nhé các chị em.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Rụng trứng không đều có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Đề nghị tham khảo ý kiến chuyên gia để có giải pháp tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!