Nguy cơ và cách phòng tránh băng huyết sau sinh

0
17

Nguy cơ băng huyết sau sinh có thể xảy ra mỗi khi đẻ, nhưng có thể giảm nguy cơ này bằng cách giữ gìn sức khỏe và tiến hành các biện pháp phòng tránh như: kiểm soát chảy máu đúng cách, duy trì sức khỏe bằng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và rèn luyện thể dục. Đồng thời, quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ và đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe.

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất đối với các sản phụ. Dù không phải là tình trạng quá phổ biến nhưng đây là nguyên nhân gây tử vong cho mẹ sau sinh với tỷ lệ khá cao. Các chị em hãy cùng tìm hiểu cụ thể về băng huyết sau sinh và những vấn đề liên quan để có thêm những thông tin cần thiết cho mình nhé. 

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất đối với các sản phụ. Ảnh Internet 

1. Băng huyết sau sinh là gì

Băng huyết sau sinh – Postpartum hemorrhage hay PPH là tình trạng chảy máu nặng bất thường ở mẹ sau khi sinh em bé.

Tình trạng này thưởng xảy ra trong vòng một ngày sau sinh. Nhưng nó cũng có thể diễn ra ở thời điểm khác trong khoảng 12 tuần sau khi mẹ sinh bé. Thông thường, mọi phụ nữ đều bị chảy máu sau khi hoàn tất việc sinh nở. Lượng máu này ở mức 500ml đối với sinh thường và 1000ml đối với sinh mổ.

Nếu mẹ bị chảy máu nhiều hơn lượng trên khiến cơ thể gặp nguy hiểm thì gọi là băng huyết.

Dù rất nguy hiểm nhưng PPH không phổ biến. Chỉ khoảng 1-5% phụ nữ bị băng huyết sau sinh. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, PPH có thể khiến các cơ quan của cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến sốc và tử vong ở mẹ. 

Băng huyết có thể xảy ra trong vòng một ngày sau sinh. Ảnh Internet 

2. Triệu chứng của băng huyết sau sinh

Vì băng huyết sau sinh rất nguy hiểm và dễ dẫn tới tử vong, nên việc nhận biết triệu chứng của nó và can thiệp kịp thời là rất quan trọng.

Các triệu chứng của PPH gồm:

  • Mẹ bị xuất huyết âm đạo không có dấu hiệu giảm hay ngừng lại
  • Mẹ bị giảm huyết áp hoặc sốc. Các dấu hiệu gồm: mẹ có tầm nhìn kém, ớn lạnh, da lạnh, tim đập nhanh, buồn ngủ hoặc cực kì mệt mỏi, cảm giác như sắp ngất xỉu
  • Mẹ thấy buồn nôn hoặc bị nôn mửa
  • Da mẹ trở nên tái nhợt
  • Mẹ bị sưng và đau khu vực âm đạo hoặc tầng sinh môn 
Mẹ sẽ nhanh chóng kiệt sức nếu bị năng huyết sau sinh. Ảnh Internet 

3. Tại sao mẹ lại bị băng huyết sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra băng huyết sau sinh. Chúng bao gồm:

3.1. Nhóm nguyên nhân liên quan đến tử cung

Các nguyên nhân liên quan đến tử cung có thể dẫn tới tình trạng băng huyết sau sinh gồm:

  • Mẹ bị đờ tử cung. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra băng huyết sau sinh. Thông thường, khi em bé đã chào đời, tử cung sẽ co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, quá trình co bóp vẫn tiếp tục. Việc này sẽ giúp gây áp lực lên mạch máu và hạn chế chảy máu. Đờ tử cung là tình trạng tử cung không co bóp đủ mạnh khiến máu sẽ chảy tự do. Điều này có thể xảy ra khi mẹ sinh đa thai, sinh con quá to, đã sinh nhiều con. Mẹ chuyển dạ quá lâu hoặc có quá nhiều nước ối cũng là một nguyên nhân
  • Mẹ bị sa tử cung
  • Mẹ bị vỡ tử cung trong quá trình sinh. Đây là tình trạng khá hiếm gặp. Nó có thể xảy ra khi mẹ đã có sẹo mổ từ lần sinh trước. Hoặc mẹ bị sẹo phẫu thuật khác trên thành tử cung 
Sa tử cung có thể gây băng huyết sau sinh. Ảnh Internet 

3.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến nhau thai

Có những tình trạng của nhau thai có thể dễ dẫn đến băng huyết gồm:

  • Mẹ bị nhau bong non. Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Nó có thể tách một phần hoặc hoàn toàn
  • Mẹ bị nhau cài răng lược. Đây là tình trạng nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung
  • Mẹ bị nhau tiền đạo. Là khi nhau thai nằm rất thấp trong tử cung và bao phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung
  • Mẹ bị sót nhau. Sau khi sinh, toàn bộ nhau thai cần được đẩy ra ngoài trong vòng 30-60 phút. Nếu có bất kì phần nào của nhau thai bị sót lại trong tử cung cũng có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

3.3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến quá trình chuyển dạ và sinh nở

Quá trình chuyển dạ và sinh nở cũng có thể khiến mẹ bị băng huyết sau sinh. Nguyên nhân là do:

  • Mẹ sinh mổ
  • Mẹ dùng thuốc kích sinh
  • Mẹ được dùng thuốc để ngăn chặn cơn co thắt trong trường hợp chuyển dạ sinh non
  • Mẹ bị rách cổ tử cung hoặc các mô âm đạo. Tình trạng này có thể xảy ra khi mẹ sinh em bé quá lớn, bạn sinh quá nhanh, bạn bị cắt hoặc rách tầng sinh môn. Mẹ cũng có thể bị các vết rách nếu bác sĩ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh như kẹp hay dụng cụ hút
  • Mẹ trải qua thời gian chuyển dạ quá nhanh hoặc quá lâu 
Dùng thuốc gây tê cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh. Ảnh Internet 

3.4. Nhóm nguyên nhân khác

  • Mẹ bị vỡ mạch máu trong tử cung
  • Mẹ bị một số bệnh về máu khác làm tăng nguy cơ hình thành khối máu tụ
  • Mẹ bị chảy máu vào một vùng mô ẩn hoặc không gian trong khung chậu. Khối máu này được gọi là khối máu tụ. Nó thường nằm ở âm hộ hoặc âm đạo
  • Mẹ bị rối loạn đông máu
  • Mẹ bị nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não
  • Mẹ bị ứ mật trong thai kỳ
  • Mẹ bị béo phì
  • Mẹ bị tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ

4. Băng huyết sau sinh được chẩn đoán và điều trị như thế nào

Việc chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng băng huyết sau sinh là rất quan trọng. Nó sẽ quyết định đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của mẹ.

4.1. Băng huyết sau sinh được chẩn đoán như thế nào

Các bác sĩ có thể thực hiện một số loại xét nghiệm để xác định tình trạng của mẹ như:

  • Xét nghiệm yếu tố đông máu (yếu tố Hematocrit). Quá trình chảy máu sẽ gây ra lượng Hematocrit thấp
  • Đo lượng máu mẹ bị mất. Bác sĩ sẽ cân hoặc đếm số lượng băng thấm máu của mẹ để xác định lượng máu bị mất
  • Khám vùng chậu. Bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung của mẹ để xác định bất thường nếu có
  • Kiểm tra huyết áp và mạch của mẹ
  • Siêu âm. Đây là phương pháp giúp kiểm tra các vấn đề về nhau thai và tử cung 
Siêu âm giúp kiểm tra các vấn đề nhau thai và tử cung. Ảnh Internet 

4.2. Điều trị băng huyết sau sinh như thế nào

Việc điều trị băng huyết sau sinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu ở mẹ. Chúng có thể bao gồm:

  • Truyền dịch, thuốc hoặc máu qua đường truyền tĩnh mạch. Một số loại có thể được truyền trực tiếp vào tử cung của mẹ.
  • Phẫu thuật cắt tử cung. Bác sĩ sẽ chỉ sử dụng phẫu thuật khi các phương pháp khác không hiệu quả.
  • Xoa bóp tử cung bằng tay để giúp nó co bóp, giảm chảy máu và đẩy các cục máu đông ra ngoài.
  • Loại bỏ các mảnh còn sót lại của nhau thai khỏi tử cung bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng.
  • Khâu mạch máu bị vỡ để cầm máu.
  • Xử lý thuyên tắc mạch máu cung cấp cho tử cung. Bác sĩ sẽ dùng các xét nghiệm đặc biệt để tìm mạch máu chảy máu. Sau đó một loại thuốc sẽ được tiêm vào mạch máu đó để cầm máu. Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Nó có thể giúp mẹ không phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. 
Truyền máu là một trong những phần của điều trị băng huyết sau sinh. Ảnh Internet

5. Phòng ngừa băng huyết sau sinh ra sao

Để giúp phòng ngừa băng huyết sau sinh, mẹ có thể thực hiện các việc sau:

  • Có kế hoạch mang thai với khoảng cách giữa các lần phù hợp. Như vậy để đảm bảo mẹ có đủ sức khỏe trong thai kỳ cũng như lúc sinh con. Tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
  • Khám thai định kì đúng lịch. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định nguy cơ mẹ có thể gặp phải khi sinh
  • Ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ có phương pháp chuyên môn phù hợp để giảm nguy cơ băng huyết sau sinh cho mẹ. Ví dụ như:

  • Theo dõi quá trình chuyển dạ để tránh nó diễn ra quá lâu
  • Tiêm thuốc phòng ngừa băng huyết sau sinh
  • Sử dụng các loại thuốc gây mê, tê, giảm đau khi sinh một cách thận trọng
  • Điều trị rối loạn đông máu trước sinh (nếu có)
  • Thực hiện các thủ thuật cũng như dụng cụ giúp sinh một cách thận trọng, đúng kỹ thuật
  • Chỉ định mổ sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé 
Khoảng cách mang thai giữa các lần phù hợp giúp giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Ảnh Internet 

Băng huyết sau sinh qua những thông tin trên có lẽ đã giúp mẹ thấy được mức độ nguy hiểm của nó. Dù là một biến chứng sản khoa hiếm gặp nhưng nếu nằm trong nhóm nguy cơ, thì mẹ vẫn có khả năng gặp phải rủi ro này. Chính vì vậy, mẹ hãy phòng ngừa ngay từ khi lên kế hoạch mang thai và trong thai kỳ. Mẹ hãy ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ và khám thai định kì đúng hẹn. Như vậy mẹ có thể giảm nguy cơ mắc phải không những băng huyết mà còn các biến chứng khác khi mang thai và sinh nở.

Cảm ơn độc giả đã dành thời gian đọc bài viết về nguy cơ và cách phòng tránh băng huyết sau sinh. Để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa đề xuất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận