Nguy cơ bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

0
20

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm ở trẻ em. Để ngăn ngừa bệnh, cần chú ý tới các biểu hiện như chảy máu nhiều, bầm tím, sốt cao, và đi đến bác sĩ ngay khi phát hiện. Hãy tăng cường cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh này.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh thường gặp ở trẻ từ 2-9 tuổi, với các biểu hiện như da bị bầm tím, chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ bị đi ngoài ra máu, xuất huyết não thậm chí viêm màng não ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh suy giảm tiểu cầu ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Tiểu cầu não là một trong những tế bào máu bao gồm: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu được sinh ra ở tủy xương, hoặc các mẫu tiểu cầu. Tiểu cầu có vai quan trọng trong việc cầm máu và bảo vệ thành mạch máu, ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Và khi lượng tiểu cầu giảm sẽ gây ra xuất huyết.

Các bác sĩ cho biết có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lượng tiểu cầu suy giảm nhưng chủ yếu vẫn là do: Tăng phá hủy tiểu cầu ở mạch máu ngoại vi, giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương.

Nguyên nhân làm tăng phá hủy tiểu cầu ở mạch máu ngoại vi

Lý giải nguyên nhân làm giảm tiểu cầu, các chuyên gia sức khỏe cho biết những trẻ bị đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính khiến tiểu cầu phải hoạt động nhiều hơn. Nên dẫn đến tiêu thụ quá nhiều lượng tiểu cầu cùng lúc nên gây suy giảm tiểu cầu.

Bên cạnh đó, khi bị trẻ bị nhiễm khuẩn máu hoặc bị virut nặng, nhiễm siêu vi trùng (quai bị, sởi, viêm gan siêu vi, cúm…) cũng gây giảm tiểu cầu.

Ngoài ra, nếu trẻ bị các bệnh như tan máu tự miễn (viêm đa khớp dạng thấp, viêm nút động mạch máu), hoặc lupus ban đỏ, bướu máu, lách cường cũng làm giảm tiểu cẩu.

Nguyên nhân làm giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương

+ Do yếu tố di truyền

+ Do trẻ bị một số bệnh ở tủy xương như: suy tủy hoặc xâm lấn tủy. Bên cạnh đó một số bệnh ác tính như ung thư tủy đã di căn, lơxêmi cấp cũng gây khiến cho tủy xương không thể sản sinh ra tiểu cầu nên làm giảm tiểu cầu.

+ Do dùng thuốc

Những trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không – steroid, hoặc do tiêm chủng vacxin cũng là nguyên nhân làm giảm suy giảm tiểu cầu ở trong máu.

Ngoài ra, có một số trẻ bị giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân nên người ta thường gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cứ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lý giải hiện tượng này là do cơ thể tự miễn nhiễm hay còn gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch.

Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu

Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ có những biểu hiện sau:

+ Xuất huyết dưới da như xuất hiện các nốt bầm dạng chấm, hoặc từng mảng lớn có thể xuất hiện ở chân, tay hoặc có thể lan rộng khắp người.

Trẻ bị suy giảm tiểu cầu có thể xuất hiện các nốt đỏ trên niêm mạc môi

+ Xuất huyết niêm mạc

+ Nếu bệnh nặng trẻ có thể bị đi ngoài ra máu, xuất huyết ở bộ phận sinh dục,…gây nguy hại cho sức khỏe.

+ Biến chứng nặng trẻ có thể bị xuất huyết não và viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của trẻ hoặc để lại di chứng suốt đời.

+ Làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu, số lượng tiểu cầu nhỏ hơn

Cách điều trị

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị sớm nhất có thể, nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của con.

Các bác sĩ dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, truyền tiểu cầu được các bác sĩ chỉ định điều trị để cầm máu tạm thời và đề phòng các biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

+ Trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ chỉ định dùng frednison liều 1 – 2 mg/kg/ngày, và trẻ sử dụng tối đa từ 5-10 ngày, sau đó giảm dần liều lượng đến ngày thứ 10 thì ngừng điều trị. Ngoài ra, có thể dùng thêm dicynone, madécassol, vitamin C để làm bền thành mạch máu.

Ở trẻ em đa phần khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu nếu được khám và điều trị sớm có thể phục hồi hoàn toàn không để lại biến chứng.

Trường hợp biến chứng, trẻ sẽ phải thực hiện phác đồ điều trị lâu dài ở các khoa chuyên sâu, nếu nặng có thể phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc nặng hơn nữa phải cắt lách.

Ngoài ra, hiện nay các bác sĩ đã sử dụng kháng chất lymphoB điều trị cho trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu ở dạng mãn tính đặc biệt là trẻ lớn.

Lưu ý: Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng không được điều trị bằng cách tiêm bắp, cắt lể, hoặc sử dụng thuốc làm giảm tiểu cầu như aspirin, thuốc kháng viêm không steroid. Mặt khác nếu trẻ bị nặng cần hạn chế sử dụng corticosteroid liều cao để điều trị lâu dài vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, ở những bé gái đến tuổi dậy thì, nếu bị rong kinh cần kết hợp điều trị giữa khoa huyết học, sản phụ khoa và nội tiết.

Cách chăm sóc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cha mẹ cần có chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ kỹ lưỡng như sau:

Trẻ bị bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ tránh vận động nhiều

– Hạn chế cho trẻ vận động mạnh mà nên cho con nghỉ ngơi tại chỗ.

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận, trách bị xước niêm mạc miệng và lưỡi.

– Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, mức độ phục hồi

– Khám bác sĩ theo định kỳ để kiểm soát bệnh cho con.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về nguy cơ bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em. Đây là thông tin quan trọng để phụ huynh và người chăm sóc trẻ nắm vững. Hãy cẩn thận và chu đáo để bảo vệ sức khỏe của bé yêu!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận