Lưu ý về nhiệt độ trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

0
18

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Mẹ cần đảm bảo trẻ luôn ở trong môi trường ấm và thoải mái, tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Việc đo nhiệt độ cơ thể định kỳ và sử dụng các phương pháp giữ ấm phù hợp là cách tốt để bảo vệ sức khỏe của bé.

Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh là một trong những điểm lưu ý quan trọng bố mẹ cần nắm khi chăm sóc con. Biết nhiệt độ trung bình không chỉ để theo dõi sức khỏe của trẻ, đây còn là căn cứ để bố mẹ phân biệt khi con bị sốt hay hạ thân nhiệt. Từ đó, bố mẹ sẽ có những cách xử lý phù hợp để bảo vệ sức khỏe của con yêu. 

Cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, các chức năng chưa được hoàn thiện hết, nhiệt độ trung bình của bé cũng không giống như người trưởng thành. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ, việc giữ ổn định nhiệt độ trung bình của trẻ là một trong những việc cần được bố mẹ ưu tiên hàng đầu. Vậy làm sao để giữ ổn định thân nhiệt trẻ, nhiệt độ cơ thể trẻ trung bình là bao nhiêu, nhiệt độ khi sốt hay hạ thân nhiệt là ở mức nào, cũng như chăm sóc con dựa vào thân nhiệt của bé cụ thể ra sao,…. mời bố mẹ cùng tìm hiểu chi tiết hơn, qua những chia sẻ như dưới đây. 

Nhiệt độ trung bình nói lên tình trạng sức khỏe của bé – Ảnh Internet

1. Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh và cách đo nhiệt độ cơ thể trẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh thường thấp hơn người trưởng thành từ 1 – 1,5 độ C. Tùy từng thời điểm trong ngày, từng khí hậu khu vực và nhiệt độ phòng khác nhau mà con số này có thể dao động ít nhiều.

Đối với trẻ em, thân nhiệt luôn nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,5 độ C. Muốn đo nhiệt độ chuẩn xác cho bé thì mẹ nên cho con mặc áo quần có độ dày vừa phải, ở trong phòng có nhiệt độ phù hợp sau đó dùng nhiệt kế đo ở nách, tai hoặc có thể là hậu môn.

Nhiều mẹ có thói quen đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh ở miệng tuy nhiên đo nhiệt độ tại nơi này chỉ dành cho các bé từ 4 đến 5 tuổi. Khi đo thân nhiệt cho trẻ, vùng hậu môn cho nhiệt độ thân nhiệt bé chính xác nhất. Bố mẹ cũng nên lưu ý chọn loại nhiệt kế phù hợp tránh gây tổn thương cho bé. 

Thân nhiệt bé ổn định – một trong các biểu hiện chứng tỏ sức khỏe của bé tốt – Ảnh Internet

Chúng ta có thể theo dõi một số dấu hiệu ở cơ thể của trẻ để xác định xem bé có giữ mức nhiệt độ bình thường hay không. Ví dụ, khi thân nhiệt quá cao thì trẻ thường có biểu hiện ra mồ hôi nhiều, lúc này các mẹ nên giữ cho phòng ốc thoáng khí, chỉ mặc áo quần nhẹ nhàng, vải thấm hút được mồ hôi để con yêu thấy được thoải mái nhất.

Nếu nhiệt độ cơ thể bé quá thấp, cơ thể không hồng hào, thậm chí bé có thể bị tím tái, cụ thể dễ thấy nhất là đôi môi của bé. Lúc này, hai tay và hai chân lạnh con cũng sẽ trở nên lạnh bất thường. Khi trẻ ở trong tình trạng này, mẹ nên nhanh chóng quấn chăn ủ ấm cho con, đợi cho đến lúc thân nhiệt được ổn định.

Và để theo dõi thân nhiệt bé chuẩn xác nhất thì bố mẹ hãy đầu tư một chiếc nhiệt kế chất lượng. Bất cứ trường hợp nào, dùng nhiệt kế đúng cách và đo nhiệt độ cơ thể bé chính xác, bố mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp con điều chỉnh thân nhiệt, qua đó có cách để giữ nhiệt độ cơ thể bé luôn được ổn định bình thường. 

2. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt?

Như đề cập ở trên, nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh ở mức 36,5 – 37,5 độ C là nằm trong ngưỡng an toàn.

Khi bé có nhiệt độ từ 37,5 – 38 độ C là bé bị sốt nhẹ. Nhiệt độ dao động trong mức 38 – 39 độ C là sốt cao, lúc này mẹ cần thiết phải có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp bé có nhiệt độ trên 40 độ C, mẹ phải giảm sốt tức thời cho con và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhất, để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.

Từ 36,5 – 37,5 độ C là mức thân nhiệt an toàn cho trẻ sơ sinh – Ảnh Internet

Có một lưu ý mà các mẹ nên nhớ rằng đó là thân nhiệt của trẻ sơ sinh dễ dàng bị biến động do sự tác động của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy mà bé có thể bị tặng nhiệt hoặc hạ nhiệt nhanh chóng và có thể diễn ra một cách đột ngột. Với những trường hợp bé bị sinh non, nhẹ cân thì lớp mỡ dưới da để cách nhiệt sẽ không đủ vì vậy dễ sinh mất nhiệt. Bên cạnh đó những trẻ bị các bệnh về phổi cũng dễ bị hạ thân nhiệt. Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cùng mức nhiệt cơ thể trung bình của trẻ sơ sinh, hẳn mẹ thấy dễ dàng hơn trong việc theo dõi và phân biệt tình trạng của con nếu sốt và ở các mức độ sốt nặng nhẹ hay giảm nhiệt khác nhau. 

3. Trẻ bị hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ dưới ngưỡng an toàn 36 độ C. Cũng như trường hợp sốt có nhẹ và nặng, hạ thân nhiệt cũng ở các mức nhẹ và nặng. Tình trạng hạ thân nhiệt của trẻ có thể do môi trường xung quanh, thời tiết, hoặc cũng có thể do cơ thể bé đang gặp những bất thường về sức khỏe. 

Nếu thân nhiệt bé hạ thấp trong mức dưới 36 độ C và trên 34 độ C, trường hợp này có thể coi là hạ thân nhiệt chưa quá nghiêm trọng.

Trường hợp thân nhiệt bé ở mức 34 độ C và thấp hơn 34 độ C, bé có thể bị rối loạn nhịp thở, nghiêm trọng hơn có thể là ngưng thở. Và khi nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn nữa, bé có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

Đối với tình trạng hạ thân nhiệt, dù là trường hợp chưa nghiêm trọng, mẹ cũng không được chủ quan, ngoài việc ủ ấm mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục. Nếu qua theo dõi, thấy tình trạng không cải thiện, mẹ cần nhanh chóng mang con đến bệnh viện gần nhất. 

Các mẹ phải giữ thân nhiệt cho bé luôn ổn định – Ảnh Internet

Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh nói lên sức khỏe và tình trạng hiện tại của con. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi và duy trì mức thân nhiệt ổn định cho trẻ, tránh tình trạng giảm hoặc tăng thân nhiệt  ở bé dù là ở mức nhẹ. Bởi vì, chỉ khi thân nhiệt con ổn định, con mới thực sự khỏe và việc này giúp bé ăn ngon, ngủ kĩ, góp phần phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận