Lợi ích và hại từ việc cho bé ăn dặm sớm cho giấc ngủ của bé

0
25

Cho bé ăn dặm sớm có thể giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển não bộ. Tuy nhiên, việc này cần phải được thực hiện đúng cách để tránh tình trạng dẫn đến tăng cân quá mức hoặc gây ảnh hưởng tới tiêu hóa của bé. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm sớm.

Có nên cho bé ăn dặm sớm có lẽ là câu hỏi muôn thuở của các bậc cha mẹ. Có những phụ huynh rất coi trọng việc ăn dặm của con, trong khi lại có cha mẹ cho rằng việc này không quan trọng. Chính vì vậy, một số người tự cho rằng đã có thể cho con ăn dặm sớm mà không lưu tâm đến khuyến cáo của các chuyên gia, bác sĩ. Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc ăn uống và sức khỏe của con sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Có nên cho bé ăn dặm sớm là câu hỏi muôn thuở của nhiều bậc cha mẹ. Nguồn ảnh: Kidspot NZ 

1. Có nên cho bé ăn dặm sớm

Có nên cho bé ăn dặm sớm là câu hỏi khá quen thuộc của các bậc cha mẹ. Vậy thì các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em nói gì về điều này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) thì trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên Bộ Y tế Vương quốc Anh (DoH) khuyến cáo nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Trong đó, từ khoảng này có thể dao động từ 5 tháng 1 tuần tuổi trở đi.

Vì sao lại có sự khác biệt về khuyến cáo này?

Chúng ta biết rằng lời khuyên của WHO dành do các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả các nước kém phát triển. Ở đó, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh không đảm bảo có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và tử vong qua đường ăn uống. Vì vậy, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu những đứa trẻ này được bú mẹ càng lâu càng tốt. 

Trong phần lớn trường hợp, bạn không nên cho bé ăn dặm sớm. Nguồn ảnh: The Children’s Nutritionist 

Tuy nhiên, ở các nước phát triển, các nguy cơ về nhiễm trùng do vệ sinh thường thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu khi trẻ đã sẵn sàng về mặt phát triển, thường là thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi.

Như vậy, việc ăn dặm có thể dao động trong khoảng 6 tháng tuổi, nhưng không nên sớm hơn. Vì sao lại như vậy, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu ở mục tiếp theo.

2. Vì sao “không” là đáp án chủ yếu cho câu hỏi có nên cho bé ăn dặm sớm

Vì sao khi thắc mắc có nên cho bé ăn dặm sớm , bạn thường được trả lời là không nên. Vì khi chưa được 6 tháng tuổi, đặc biệt là trước 4 tháng (hoặc 17 tuần tuổi), hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành để xử lý bất kỳ dạng thức ăn nào khác ngoài sữa. Trẻ bắt đầu ăn dặm càng sớm thì càng có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt, cũng như nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về cân nặng cao hơn. 

Cho con ăn dặm sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này, vì hệ tiêu hóa của con chưa đủ trưởng thành để xử lý thức ăn. Nguồn ảnh: SmartParents 

3. Bạn cần dựa vào các dấu hiệu phát triển của bé

Ngoài việc dựa vào độ tuổi, bạn cần quan sát các dấu hiệu phát triển của bé để biết được có nên cho bé ăn dặm sớm.

Có 3 dấu hiệu quan trọng cho thấy một em bé đã sẵn sàng cho việc thử một dạng thức ăn khác ngoài sữa. Đó là:

  • Bé ngồi vững, cổ đã cứng cáp để giữ đầu thẳng khi ngồi.
  • Bé phối hợp tốt giữa mắt, và tay.
  • Bé không còn phản xạ đẩy lưỡi.

Lời khuyên ở đây là bạn nên bắt đầu cho con ăn dặm khi bé xuất hiện cả 3 dấu hiệu trên. Đa số trẻ sơ sinh sẽ thể hiện chúng khi được 6 tháng tuổi. Đó là lý do độ tuổi thích hợp cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có một số trẻ lại sẵn sàng trước 6 tháng.

Các biểu hiện cho thấy bé sẵn sàng cho việc ăn dặm cũng là dấu hiệu thể hiện sự phát triển quan trọng không kém độ tuổi. Vì vậy, nếu bạn quan sát thấy bé đã có đủ các dấu hiệu trên, và con vẫn chưa được 6 tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bắt đầu cho bé ăn dặm sớm. 

Ngoài độ tuổi, dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm cũng rất quan trọng. Nguồn ảnh: New Ways Nutrition 

4. Một số vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ thắc mắc có nên cho bé ăn dặm sớm

Dù rằng càng ngày, khả năng tiếp cận với thông tin chuyên môn về việc ăn dặm cho bé càng dễ dàng, nhưng có những vấn đề vẫn khiến cha mẹ thắc mắc có nên cho bé ăn dặm sớm hay không. Đó là:

  • Bé thường thức dậy vào giữa đêm.
  • Bé đòi uống nhiều sữa hơn.
  • Bé gặm tay.
  • Bé chăm chú nhìn bạn ăn uống.

Tất cả những hành động trên thực tế đều khá bình thường đối với trẻ nhỏ. Chúng không phải là dấu hiệu của quá trình phát triển cho thấy bé đã sẵn sàng cho thức ăn cứng ngoài sữa. Việc bé thức dậy vào ban đêm có thể do nhiều lý do như con khó chịu, con tè, ị hoặc đơn giản, con chỉ muốn được vỗ về. Bạn không nên quy những biểu hiện trên vào việc con bị đói. 

Không phải bé cứ chăm chú nhìn bạn ăn uống là con đã sẵn sàng ăn dặm. Nguồn ảnh: FirstCry Parenting 

5. Có nên cho bé ăn dặm sớm để bé ngủ xuyên đêm dễ dàng hơn?

Nhiều cha mẹ lại tự hỏi có nên cho bé ăn dặm sớm để bé có thể ngủ xuyên đêm ?

Đã có một số nghiên cứu gây tranh cãi trong vài năm gần đây cho thấy rằng việc cho bé ăn dặm lúc 4 tháng có thể giúp con ngủ ngon hơn.

Trên thực tế thì trẻ ở nhóm cai sữa sớm (4 tháng) ngủ trung bình nhiều hơn 2 giờ một tuần so với trẻ cai sữa lúc 6 tháng, và cũng ít thức giấc hơn 2 giờ mỗi tuần.

Hai giờ này tương đương với 17 phút mỗi đêm, nó sẽ không làm cho một người mẹ bị thiếu ngủ được bớt thiếu ngủ đi.

Tóm lại, sự đồng thuận chung là việc bắt đầu ăn dặm sớm sẽ không khiến bé dễ ngủ xuyên đêm. Nó cũng không bù lại được những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe và thói quen ăn uống của con sau này. 

Việc cho bé ăn dặm sớm không thực sự giúp con ngủ xuyên đêm dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: WebMD 

6. Sau 6 tháng mới cho bé ăn dặm thì có lợi ích gì không

Phần lớn trường hợp câu trả lời cho câu hỏi có nên cho bé ăn dặm sớm sẽ là không. Vậy ngược lại, nếu đợi sau 6 tháng mới cho bé ăn dặm thì có lợi ích gì không. Đây chắc chắn cũng là băn khoăn của không ít bà mẹ.

Bạn không nên cho bé ăn dặm sớm (trừ khi nhận được hướng dẫn hoặc chỉ định khác từ bác sĩ của con). Tuy nhiên, việc đợi sau 6 tháng mới cho con ăn dặm cũng không đem lại lợi ích gì.

Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương án tốt nhất đối với con. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, chỉ sữa thôi sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển. Vì vậy, dù khi 6 tháng tuổi, bé vẫn chưa thể hiện đủ các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì bạn vẫn nên bắt đầu giới thiệu các loại thực phẩm ngoài sữa cho con. Dù rằng phản xạ đẩy lưỡi là dấu hiệu biến mất sau cùng, nhưng bản thân hành động ăn uống cũng giúp đẩy lùi phản xạ này.

Bạn cũng cần lưu ý rằng trong thời gian đầu, mục đích chính của việc ăn dặm là cho bé làm quen với các loại thực phẩm cũng như hoạt động ăn, uống. Đây là việc vô cùng quan trọng có tính quyết định rất lớn đối với khả năng ăn uống đa dạng cũng như thói quen ăn uống lành mạnh của bé sau này. 

Bạn đợi sau 6 tháng mới cho bé ăn dặm cũng không đạt được lợi ích gì đáng kể. Nguồn ảnh BabyCenter 

Có nên cho bé ăn dặm sớm là thắc mắc mà khá nhiều cha mẹ biết đáp án. Tuy nhiên, nhiều thông tin trái chiều cũng như lời khuyên từ nhiều người xung quanh dễ khiến lập trường của họ bị “lung lay”. Tuy nhiên, bạn cần ưu tiên sức khỏe và sự phát triển của con mình. Nếu bạn thấy lo lắng và chưa chắc chắn về vấn đề cho con ăn dặm, hãy tìm đến các bác sĩ, các chuyện gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn một cách phù hợp với bé nhất nhé.

Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Hãy nhớ rằng việc cho bé ăn dặm sớm có thể có lợi ích như phát triển kỹ năng nuôi bé tự lập, nhưng cũng cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận