Lịch tiêm phòng cho bà bầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng với việc quan tâm đến lịch tiêm phòng, việc chọn địa điểm tiêm chủng đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo thông tin từ các bệnh viện, trung tâm y tế gần nhà hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để có sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.
Lịch tiêm phòng cho bà bầu là một lịch trình quan trọng trong thời kỳ mang thai, mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Bất kỳ người mẹ nào cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về việc tiêm phòng, trong đó có lịch tiêm phòng, để bảo vệ tốt nhất cho sự phát triển của con. Vậy tiêm phòng cho bà bầu như thế nào, gồm bao nhiêu mũi, tiêm phòng những gì và lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thời gian mang thai cụ thể ra sao? Chị em hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức tiêm phòng cho mẹ trong thời kỳ mang thai qua chi tiết bài viết sau đây nhé.
1. Những mũi vắc-xin cần được tiêm phòng cho phụ nữ
1.1 Trước khi mang thai
Trước khi mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần phải được tiêm phòng Rubella, thủy đậu và viêm gan B để đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe trước khi bước vào thai kỳ. Sau khi được tiêm phòng, các vắc-xin này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra những kháng thể để tiêu diệt virus gây bệnh.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh Rubella: Trước khi có định mang thai khoảng 3 tháng, phụ nữ nên tiêm phòng Rubella để tránh nguy cơ lây nhiễm loại vi rút này và gây hại cho sức khỏe của bé.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đâu: Để tránh nguy cơ thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh do có mẹ nhiễm bệnh thủy đậu, phụ nữ cần tiêm vắc-xin phòng bệnh này ít nhất 3 tháng trước khi bước vào thai kỳ.
- Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B: Virus viêm gan B có khả năng lây lan qua đường máu và dịch cơ thể, để tránh được nguy cơ nhiễm bệnh, phụ nữ cần phải tiêm phòng 3 mũi trong vòng 4 tháng trước khi có ý định mang thai.
1.2 Trong khi mang thai
Trong khi mang thai, cơ thể người mẹ rất dễ bị nhiễm bệnh do sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Do đó, mẹ bầu cần phải tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà và bệnh cúm sau khi bước vào thai kỳ để bảo vệ cho con trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
2. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh trong thời gian mang thai
2.1 Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm
Phụ nữ đang mang thai thường có nguy cơ mắc phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm từ bệnh cúm như viêm phổi và suy hô hấp. Trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Đối với những mẹ bầu đang mang thai trong “mùa cúm” từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau càng phải nên tiêm phòng loại vắc-xin này, để bảo vệ tuyệt đối cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ bầu có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm vào bất kỳ thời điểm nào, không bắt buộc phải chờ đến khi mang thai mà có thể tiêm phòng ngay cả khi chưa bước vào thai kỳ.
2.2 Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà trong thai kỳ
Trong thai kỳ, các mẹ nên tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà để tránh được nguy cơ thai lưu hoặc sinh non. Theo bộ y tế Việt Nam, đối với những phụ nữ chưa từng tiêm phòng uốn ván lần nào thì nên tiêm phòng loại vắc-xin này vào hai lần: lần thứ nhất sau khi phát hiện thai nghén và lần thứ hai cách lần thứ nhất 4 tuần.
Đối với những phụ nữ đã tiêm phòng uốn ván 2 lần, nếu thời điểm hiện tại cách lần tiêm mũi cuối cùng ít hơn 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi trong lần này. Trường hợp thời điểm hiện tại cách lần tiêm mũi cuối cùng nhiều hơn 5 năm thì lần này cần phải tiêm 2 mũi. Đối với những phụ nữ đang mang thai đã tiêm phòng uốn ván đủ 5 mũi theo đúng lịch, nếu mũi cuối cùng đã cách đây hơn 10 năm thì nên tiêm phòng thêm 1 mũi để nhắc lại trong lần này.
Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh này sẽ giúp cho thai nhi thoát khỏi những nguy cơ mắc bệnh ho gà, bạch hầu hay uống ván. Các mẹ có biết, ho gà là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng gây tử vong cho bất cứ ai, đặt biệt là trẻ nhỏ.
Theo các thống kê, có khoảng 20 trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm do ho gà tại Hoa Kỳ và khoảng 50% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đang điều trị ho gà tại các bệnh viện. Điều này cho thấy, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà là vô cùng quan trọng, các mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua.
3. Mẹ bầu có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh ở đâu?
Tại Hà Nội, mẹ bầu có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh ở những địa điểm uy tín dưới đây:
- Trung tâm Y tế dự phòng: Địa chỉ 50C Hàng Bài và 70 Nguyễn Chí Thanh.
- Phòng tiêm chủng Quốc tế: Địa chỉ số 3 Ông Bích Khiêm, quận Ba Đình.
- Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế: Địa chỉ số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy
- Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật và Y tế dự phòng: Địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng
- Phòng tiêm chủng SAFPO: Địa chỉ 135 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.
- Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương: Địa chỉ số 1 Yecxanh, quận Hai Bà Trưng.
- Bệnh viện nhi Trung ương: Địa chỉ 18/879 La Thành, quận Đống Đa
- Bệnh viện Việt Pháp: Địa chỉ số 01, đường Phương Mai, quận Đống Đa.
- Trung tâm phòng chống dịch Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Địa chỉ số 78, Giải Phóng, quận Đống Đa.
Tại TP. Hồ Chí Minh, các mẹ có thể tiêm phòng ở những địa điểm dưới đây:
- Viện Pasteur: Địa chỉ 167 Pasteur, phường 8, Quận 3.
- Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ 248 Cống Quỳnh, Quận 1.
- Bệnh viện Đại học Y Dược: Địa chỉ 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.
Lịch tiêm phòng cho bà bầucó vai trò quan trọng như thế nào, tại sao cần phải tiêm vắc-xin phòng bệnh theo đúng lịch,…như vậy với các thông tin ở trên, hẳn các mẹ đã biết rõ. Việc tiêm phòng các bệnh như cúm, uốn ván, bạch hầu, ho gà không chỉ có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho mẹ, mà còn có vai trò ngăn chặn những nguy cơ gây hại có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các mẹ đừng bỏ qua việc tiêm phòng những loại vắc-xin cần thiết này nhé!
Cảm ơn quý vị đã quan tâm đến việc tiêm phòng cho bà bầu. Hãy tham khảo các thông tin trên để chọn lịch tiêm phòng phù hợp và địa điểm tiêm chính thống, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.