Khi Rụng Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Có Kinh?

0
20

Rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, tùy thuộc vào thể chất và chu kỳ kinh của mỗi người. Sau khi rụng trứng, tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ từ 3-5 ngày, nếu có quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này, khả năng mang thai là cao. Việc rụng trứng không ảnh hưởng đến việc có kinh hoặc không, kinh của phụ nữ vẫn diễn ra vào thời điểm dự kiến của chu kỳ kinh nguyệt. Để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và tình hình sức khỏe sinh sản, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh xuất hiện lại, chị em đã biết chưa? Mỗi tháng, cơ thể của người phụ nữ sẽ có thể phóng thích ra 1 đến 2 trứng, và thời gian phóng thích thường là giữa chu kỳ kinh nguyệt. Hiểu rõ hơn về vấn đề này, sẽ giúp chị em tính toán chính xác việc mang bầu hoặc tránh thai an toàn.

Có rất nhiều phụ nữ đang cố gắng để mang thai, đang khát khao có em bé để bế bồng. Tuy nhiên, một số phụ nữ khác thì lại quá dễ dàng có thai nhưng lại tìm cách để phá bỏ. Vì thế, việc tính ngày có kinh lại, sẽ giúp chị em phần nào phòng tránh những rủi ro trong kế hoạch sinh nở. Hoặc với những gia đình mong con, cũng là cách để vợ chồng bạn mau chóng có tin vui, sau khi tham khảo cách tính đơn giản dưới đây.

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh xuất hiện lại, là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Ảnh: Internet

1. Khái niệm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ở phụ nữ

1.1 Rụng trứng là gì

Khoảng mỗi tháng, một quả trứng sẽ trưởng thành trong một trong các buồng trứng của bạn gái. Khi đạt đến độ trưởng thành, trứng được giải phóng khỏi buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng, và tiến tới gặp tinh trùng ở tử cung.

Thành tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Nếu sự thụ thai không xảy ra, niêm mạc tử cung, cũng như máu, sẽ bong ra. Hiện tượng trứng không được thụ tinh và thành tử cung bong ra là thời gian xảy ra chu kỳ kinh nguyệt ở bạn gái.

Trứng được giải phóng ra khỏi buồng trứng khi đạt đến độ “trưởng thành”. Ảnh: Internet

1.2 Chu kỳ kinh nguyệt là gì

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời phụ nữ. Mỗi chu kỳ diễn ra trong 1 tháng và vào một ngày cố định nào đó hoặc có thể chênh lệch từ 1 đến 7 ngày.

Vì vậy, tùy theo cơ địa của phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể 28, 30 ngày hoặc 25, 31, 32 ngày. Tháng nào bạn gái cũng có chu kỳ kinh nguyệt thì chứng tỏ bạn gái chưa mang thai. Khi mang thai, cơ thể sẽ không rụng trứng nữa và bị mất kinh tạm thời.

Chu kỳ kinh nguyệt lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời phụ nữ, và diễn ra trong 1 tháng với mỗi chu kỳ. Ảnh: Internet

2. Bản chất của chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt sinh ra là để thực hiện nhiệm vụ giúp phụ nữ sinh sản. Khi quá trình rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ, một hoặc hai quả trứng sẽ được giải phóng ra khỏi buồng trứng, qua ống dẫn trứng, sẽ gặp tinh trùng và thụ thai.

Để có được quá trình đơn giản đó, cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi trong việc sản xuất hormone progesterone. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai không xảy ra vào tháng đó, lượng progesterone sẽ giảm, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ sẽ được giải phóng, gây chảy máu kinh . Như vậy đã hoàn thành một chu kỳ.

Nếu quá trình thụ thai không có, bạn gái sẽ gặp hiện tượng chảy máu kinh. Ảnh: Internet

3. Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh

Ngày đầu tiên của chu kỳ được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Nếu trước đó có thấy ra vài giọt máu thì có thể bỏ qua không cần tính. Nhiều người vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một chu kỳ mới, vì thế dẫn đến tính toán sai thời kỳ dễ thụ thai.

3.1 Thời gian có kinh đối với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày

Nếu chu kỳ này là cố định thì thời kỳ dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán, tức cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi một.

Ví dụ : nếu chu kỳ dài 32 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 15 (11 +4) đến ngày thứ 20 (16 + 4), ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 (14 + 4) của chu kỳ.

3.2 Chu kỳ 26 đến 30 ngày, tính thời điểm rụng trứng dễ thụ thai thế nào

Trong trường hợp này, bạn phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là căn cứ vào chu kỳ ngắn nhất, hai là căn cứ vào chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.

Ví dụ : với chu kỳ 26 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Nếu chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ. Tổng hợp lại, thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng của phụ nữ ở vào khoảng từ ngày thứ 12 đến 16 của chu kỳ.

3.3 Chu kỳ hoàn toàn không chuẩn thì tính ngày rụng trứng thế nào

Nếu chu kỳ thường xuyên bị rối loạn không thể dự đoán được thì có thể bạn không rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân không rụng trứng

Thời kỳ dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng ngày thứ 13 đến 15 của chu kỳ, vì thế nếu muốn có con, trong giai đoạn này vợ chồng nên làm “chuyện ấy” 1 đến 2 lần để nâng cao khả năng thụ thai.

Sau khoảng 14 ngày trứng rụng thì cơ thể phụ nữ sẽ chảy máu kinh. Ảnh: Internet

4. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn

Theo các bác sĩ, trứng chỉ có thể sống trong 12 giờ, nếu không gặp được tinh trùng nó sẽ chết. Tinh trùng chỉ tồn tại trong tử cung lâu nhất là 3 ngày, nếu không gặp trứng, tinh trùng cũng sẽ chết.

Dựa trên nguyên lý này, các nhà nghiên cứu để tính được ngày trứng rụng và ngày quan hệ an toàn, giúp vợ chồng có thể quan hệ tự nhiên không dùng biện pháp tránh thai nào, nhưng vẫn không lo mang thai.

Trong đó, chúng ta chú ý tới 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu chu kỳ : Từ ngày 1 đến ngày 7: quan hệ an toàn.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh : Từ ngày 8 đến ngày 18: quan hệ không an toàn và có thể mang thai trong giai đoạn này, nếu thường xuyên quan hệ, mà không có biện pháp tránh thai nào.
  • Giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt : Từ 19 đến 28: quan hệ an toàn.
3 giai đoạn của chu kỳ kinh để xác định khả năng thụ thai trong một tháng. Ảnh: Internet

Vậy, các chị em đã phần nào trả lời được câu hỏi: Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh rồi đúng không nào. Hiện tượng rụng trứng có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong chu kỳ, và vào một ngày khác nhau của mỗi tháng. Công thức tính ngày rụng trứng bên trên, cũng cần nhấn mạnh rằng, chỉ mang tính tham khảo. Việc thụ thai và sinh con còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài nữa, do đó chị em cũng nên tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin, kiến thức khác nếu muốn tránh thai, hay sinh con theo ý muốn. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề này. Thông thường, sau khi rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ có chu kỳ rụng trứng và có kinh khoảng 14 ngày. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Để chính xác hơn, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn sức khỏe!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận