Nếu bạn đã phẫu thuật mổ và muốn mang thai ngay sau đó, hãy thảo luận kế hoạch với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp. Việc giữ hay đình chỉ thai kỳ sau phẫu thuật mổ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và yêu cầu cụ thể của trường hợp. Hãy tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để bảo đảm sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một trong những vấn đề khiến mẹ sau sinh mổ lo ngại đó là mang thai ngoài ý muốn. Khi rơi vào trường hợp này, bạn cũng sẽ bị sốc và không biết nên hành động ra sao cho hợp tình, hợp lẽ. Vậy đâu sẽ là cách giải quyết tốt nhất trong trạng huống này?
Vì sao mẹ sau sinh mổ, mẹ lo ngại chuyện mang thai?
Nhiều mẹ sau sinh mổ rất bối rối khi phát hiện mang thai lại quá sớm.
Trong các trường hợp sinh mổ, người mẹ thường được khuyên sử dụng các biện pháp tránh thai trong ít nhất 2 năm kể từ sau khi sinh. Sự đề phòng này nhằm tránh các nguy cơ sau:
– Vết mổ mới có thể bị bong chỉ khi thai lớn dần
– Sức khoẻ người mẹ sau sinh chưa đủ thời gian phục hồi và do đó không đảm bảo cho một thai kỳ thành công tiếp theo. Nguy cơ về sức khoẻ của người mẹ cũng là một mối đe doạ bên cạnh các vấn đề về sức khoẻ của trẻ sau sinh như vàng da, trẻ cân, khiếm thính, trẻ kém phát triển trí tuệ…
– Hai bé sinh quá gần gây khó khăn cho việc chăm sóc và dẫn đến những thiếu hụt về mặt vật chất và tình cảm.
Tuy nhiên, việc đình chỉ thai cũng mang lại khá nhiều nguy cơ không kém.
Nếu đình chỉ thai sau sinh mổ một thời gian ngắn sẽ gặp những nguy cơ nào?
Đình chỉ thai sau sinh mổ là một thời gian ngắn là vấn đề đáng cân nhắc kỹ lưỡng khi nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đình chỉ thai sau sinh mổ một thời gian ngắn có thể dẫn đến những nguy cơ:
– Thủng tử cung do tử cung vẫn còn mềm, chưa đủ thời gian hồi phục.
– Các biến chứng do việc nạo hút thai: băng huyết, sót nhau, nhiễm trùng,…
– Mẹ cũng có thể bị rơi vào các trường hợp nguy hiểm tính mạng như nhau bong non, nhau tiền đạo…
– Vô sinh thứ phát do vết sẹo trong tử cung, tử cung bị dính, lạc nội mạc tử cung…
– Các trường hợp nứt tử cung, vỡ tử cung có thể xảy ra khi mẹ mang thai lần kế tiếp sau sinh mổ chỉ từ 6-9 tháng.
Khả năng dưỡng thai của người có thai ngay sau sinh mổ chỉ một thời gian ngắn?
Trên thực tế, vẫn có những người trong một năm mổ lấy thai đến 2 lần (đầu năm và cuối năm). Do vậy, khi phát hiện mình mang thai dày sau lần sinh mổ, mẹ không nên vội vã quyết định đình chỉ thai ngay mà cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn. Việc giữ hay đình chỉ thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ của mẹ và hoàn cảnh gia đình.
Khám thai thường xuyên là việc mẹ nên làm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu chuyển biến xấu khi mang thai quá sớm sau sinh mổ.
Điều quan trọng nhất đối với mẹ là phải giữ tinh thần thật tốt, cố gắng duy trì lịch khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá được tình trạng phát triển của thai nhi và kịp thời phát hiện các dấu hiệu đau từ vết mổ trước đó. Ngoài ra, bạn cũng cần được tư vấn chuyên môn để biết cách giữ gìn sức khoẻ trong thai kỳ với trường hợp đặc biệt này. Chẳng hạn, những việc nặng nhọc, cần nhiều sức, hoặc những công việc quá áp lực nên được hoãn lại về sau nếu không muốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Khi thấy xuất huyết nặng tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi có thể bị đe doạ. Trong nhiều trường hợp buộc phải đình chỉ thai.
Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ sau sinh và cho những lần mang thai kế tiếp được thuận lợi, mẹ chỉ nên sinh mổ 2 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 2 năm.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết. Đề xuất định kỳ thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và thảo luận với chuyên gia về kế hoạch mang thai sau phẫu thuật mổ. Hãy chú ý đến sự khuyến khích hay đình chỉ thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc quý vị sức khỏe tốt!