Việc nuôi dạy con tuân thủ không nhất thiết phải sử dụng phương pháp trừng phạt. Bằng cách thúc đẩy tính tự giác, tôn trọng và lắng nghe con, bạn có thể xây dựng một môi trường tôn trọng và hỗ trợ cho trẻ. Việc áp dụng khen ngợi, thiết lập quy tắc rõ ràng và thường xuyên tương tác giúp trẻ hiểu và đáp ứng tốt hơn.
Bất cứ một ông bố, bà mẹ nào khi sinh con ra đều mong muốn con khỏe mạnh, giỏi giang và ngoan ngoãn. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng biết vâng lời cha mẹ, điều này đối với những gia đình trẻ lại càng khó khăn hơn.
Vậy cha mẹ sẽ làm gì để con biết nghe lời. Sau đây là một số gợi ý dành riêng cho ông bố bà mẹ trẻ, đặc biệt là các ông bố trẻ.
Gia đình hạnh phúc là nền tàng cho con khôn lớn nên người
Muốn con nghe lời đừng la mắng và dọa nạt con
Người xưa có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, cho đến nay câu nói này vẫn còn nguyên giá trị. Người Việt luôn quan niệm rằng, muốn con nên người cha mẹ phải luôn nghiêm khắc. Đối với nhiều người cách duy nhất để rèn con vào nếp là phải dùng roi vọt và những lời dọa nạt hay các hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc dạy dỗ con không thể dựa vào roi vọt chưa kể đến đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đôi khi cha mẹ phải hiểu, nắm bắt tâm lý của con mới khiến con biết vâng lời và ngoãn ngoãn, không phải lúc nào sự nghiêm khắc cũng có tác dụng với một đứa trẻ.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, các ông bố bà mẹ đều vấp phải sai lầm chung là khi trẻ phạm lỗi thay vì tìm hiểu nguyên nhân và hướng bé cách giải quyết thì cha mẹ thường la mắng và dọa con cái rất cay nghiệt. Theo kiểu nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của con, khiến trẻ bị tổn thương. Vì thế theo các chuyên gia, để trẻ biết vâng lời cha mẹ cần nói ít đi, ít la mắng và dọa nạt con. Ví dụ : Trẻ bị làm đổ bát canh mà bạn đã phải kỳ công để chế biến, chưa kể khiến bàn ăn dơ bẩn. Trong tình huống này cha mẹ sẽ làm gì?
Một số ông bố nóng tính sẽ con ăn một cái bặt tai ngay và không quên lăng mạ con bằng những lời rất tồi tệ.
– Cách xử lý thứ nhất: La mắng con thậm tệ, nói nhiều về việc con làm sai đại loại như: Trời ơi, sao con đoảng thế! Con có biết là bố/mẹ đã tốn rất nhiều thời gian để làm được món ăn này không?! Con nhìn đi, bàn ăn giờ trở thành bãi rác. Con làm gì cũng phải cẩn thận chứ, lớn rồi mà chẳng làm được việc gì nên hồn. Lần sau phải cẩn thận không là bị ăn đòn nhớ chưa! Tìm khăn dọn sạch chỗ đó cho bố/mẹ nhanh.
– Một số ông bố nóng tính có thể chạy ra và cho con ăn một cái bặt tai ngay và không quên lăng mạ con bằng những lời rất tồi tệ.
Đó là cách mà cha mẹ vẫn thường dùng với con trong trường hợp này. Và kết quả là bạn khó lòng khiến trẻ dọn sạch chỗ thức ăn bị đổ kia, nếu như bạn vẫn cố tình đứng đó và ép con làm. Với cách làm này bạn vô tình dạy cho con tính ương ngạnh và hơn hết sẽ khiến trẻ ngượng và xấu hổ.
– Cách xử lý thứ hai: Thay vào đó bạn chỉ nên nói: Món này rất ngon nhưng tiếc quá! Lần sau con nên cẩn thận hơn. Con có thể dọn dẹp chỗ này cho mẹ/ bố chứ? Và sau đó bạn rời đi. Như thế, khi bạn trở lại mớ hỗn độn ở trên bàn kia sẽ được lau dọn sạch sẽ.
Đi thẳng vào vấn đề, tránh “vòng vo tam quốc”
Lý giải về điều này, các chuyên gia tâm lý học cho biết, do trẻ thường xuyên phải nghe những lời nhắc nhở, thúc giục, dọa nạt của cha mẹ mỗi ngày nên trẻ cảm thấy khó chịu, bướng bỉnh, cãi lời cha mẹ và không muốn vâng lời.
Vì thế, lời khuyên dành cho các ông bố bà mẹ trẻ là không nên nói nhiều, nói dài sẽ khiến trẻ khó tiếp thu hết thông tin bạn cần truyền đạt. Tư duy của trẻ rất đơn giản nên chỉ tiếp nhận những điều đơn giản và dễ hiểu. Nên khi bạn muốn con làm điều gì đó hãy đi thẳng vào vấn đề không nên “vòng vo tam quốc”.
Ví dụ: con quên đánh răng trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này bạn không nên nói: Bố/mẹ đã bảo với con bao nhiêu lần rồi, trước khi đi ngủ nhớ đánh răng. Con thật là lười biếng và ở bẩn quá. Con có biết không đánh răng, con sẽ bị sâu răng, lúc đó làm khổ bố/mẹ thôi. Sao ngày nào con cũng để bố/mẹ nhắc mãi chuyện đó vậy? Con phải biết tự giác chứ!
Những câu nói ngắn gọn và nhẹ nhàng trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin và không cảm thấy khó chịu.
Khi bạn nói một đoạn dài như thế, trẻ sẽ khó lòng ghi nhớ được tất cả, bé sẽ nghe câu trước và quên câu sau hoặc ngược lại. Hơn nữa nó làm trẻ cảm thấy khó chịu nên chẳng muốn làm theo những điều bạn muốn.
Thay vào đó cha mẹ chỉ nên: Trước giờ đi ngủ nên nhắc con nhẹ nhàng: “Con đánh răng chưa?” Hoặc “Đi đánh răng thôi con”. Lúc này bé sẽ tự động đứng dậy và làm theo lời nhắc nhở của bạn. Với câu nói ngắn gọn này trẻ dễ dàng tiếp nhận thông tin và không cảm thấy khó chịu.
Theo những người có kinh nghiệm, khi dạy con đừng để con cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ. Khi muốn con làm điều gì đó hãy nói thẳng với bé tránh “vòng vo tam quốc”. Hơn nữa, khi con có làm sai nên nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ sửa chữa sai lầm, đừng nhắc đi nhắc lại sai lầm của con, đay nghiến con, dọa nạt và lăng mạ con. Vì làm như vậy sẽ khiến con tổn thương và khó chịu và trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh và không thích nghe lời cha mẹ.
Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Nhớ rằng, việc nuôi dạy con cần sự kiên nhẫn và tình yêu thương. Hãy tập trung vào việc tạo ra môi trường tích cực và ứng xử mẫu mực để trẻ học theo.