Hiểu Sâu Về Tâm Lý Trẻ Thiếu Thốn Bố

0
22

Tâm lý trẻ không có bố là một chủ đề khá nhạy cảm đối với các gia đình thiếu vắng người đàn ông trụ cột. Chúng ta đều biết người cha có vai trò quan trọng như thế nào đối với gia đình, cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, trẻ phải lớn lên trong môi trường thiếu cha. Vậy điều đó ảnh hưởng đến tâm lý trẻ như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có cách đối xử phù hợp với trẻ nhé.

Không có bố ảnh hưởng nhất định đến tâm lý trẻ. Ảnh Internet

1. Tâm lý của những trẻ em không có bố

Thông thường trong một gia đình, bố là người chịu trách nhiệm giúp đỡ trẻ phát triển những kỹ năng sống. Nếu thiếu bố, trẻ có thể phát triển một cách lệch lạc và cũng có thể bị một số rối loạn về tâm lý. Những ảnh hưởng chúng ta có thể kể đến gồm:

  • Trẻ cảm thấy bất an : trong hầu hết các nền văn hóa, cha đóng vai trò là người bảo vệ và che chở cho gia đình, đặc biệt là con trẻ. Vì vậy, khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng mà không có cha, chúng có thể nảy sinh cảm giác bất an. Trẻ trai có thể phát triển sự bất an về tài chính nếu mẹ không kiếm đủ tiền để nuôi gia đình. Trẻ gái thì khi lớn lên sẽ dễ dàng bị ấn tượng bởi những người giàu có. Cảm giác bất an có thể kéo dài sang nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống và kết quả là trẻ có thể bị chứng rối loạn lo âu.
Trẻ không có bố sẽ cảm thấy bất an. Ảnh Internet
  • Trẻ bị thiếu kỹ năng sống : Không có được sự hướng dẫn đúng đắn, một đứa trẻ thiếu cha có thể không phát triển được những kỹ năng sống quan trọng và dễ bị rơi vào tình trạng không bắt kịp các bạn bè đồng trang lứa trong cả lĩnh vực học tập và xã hội.
  • Trẻ có xu hướng không tuân thủ luật pháp : Trẻ lớn lên mà thiếu sự chăm sóc của người cha, đặc biệt là các trẻ trai, có xu hướng không phục tùng bất kỳ nhân vật có thẩm quyền nào. Kết quả là chúng có thể trở nên nổi loạn và thường xuyên phá vỡ các quy tắc. Nếu hành vi này không được kiểm soát thì nó có thể dẫn đến việc sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật. Nếu trẻ không học được cách tuân thủ các quy tắc khi còn nhỏ thì chúng có thể dễ dàng gặp vấn đề nghiêm trọng về việc tuân theo luật lệ sau này.
  • Trẻ bị thiếu thốn tình cảm : trong một số trường hợp, những đứa trẻ thiếu cha sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu. Trẻ sẽ dễ dàng bước vào các mối quan hệ yêu đương quá sớm. Điều này thường xảy ra với các bé gái vì mối quan hệ của trẻ với bố sẽ quyết định mối quan hệ lãng mạn của chúng với đàn ông khi trưởng thành. Những người phụ nữ như vậy có thể yêu nhiều hoặc nhanh chóng gắn bó với những người đàn ông mà họ tiếp xúc.
Trẻ không có bố cảm thấy thiếu thốn tình yêu. Ảnh Internet
  • Trẻ tự ti : Nếu một đứa trẻ tin rằng không có cha là một khiếm khuyết của mình hoặc không có cha khiến chúng trở nên kém xứng đáng hơn những trẻ khác thì chúng sẽ rất dễ dàng phát triển mặc cảm tự ti.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc phải các tệ nạn xã hội : Những đứa trẻ lớn lên thiếu cha sẽ có nguy cơ cao rơi vào các tệ nạn như: hút thuốc, uống rượu, bạo lực, mang thai tuổi teen, bỏ nhà đi…
  • Trẻ có khả năng bị các vấn đề về sức khỏe cả thể chất và tinh thần : Một đứa trẻ phát triển thiếu sự có mặt của người bố sẽ có nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe:

 + Sức khỏe thể chất như: đau đầu, đau bao tử, hen suyễn, những cơn đau cấp tính và mãn tính…

 + Sức khỏe tinh thần như: lo lắng, trầm cảm hoặc ý muốn tự sát.

Trẻ phát triển thiếu sự có mặt của người bố có khả năng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh Internet

2. Làm thế nào để giúp một đứa trẻ thiếu cha phát triển một cách đúng đắn

Mặc dù có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến quá trình phát triển của một đứa trẻ, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường gia đình, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cha mẹ. Tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình (trẻ không có cha có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau) mà chúng ta nên có thái độ, cách đối xử cũng như giáo dục trẻ một cách phù hợp.

  • Đối với trường hợp bố mẹ li dị : dù trẻ ở với ai, thì cả bố và mẹ cần phân chia thời gian để ở bên cạnh và chăm sóc trẻ thật hợp lý và đầy đủ. Hãy giải thích một cách phù hợp với độ tuổi để trẻ hiểu được lý do bố mẹ không sống cùng nhau và điều đó không ảnh hưởng gì đến tình yêu mà bạn dành cho trẻ. Nên hạn chế tối đa việc đổ lỗi hoặc nói xấu đối phương trước mặt trẻ. Vì hành động này sẽ khiến trẻ mất niềm tin cũng như sự kính trọng đối với bạn. Bạn cũng cần thường xuyên đối thoại với nhau để thống nhất cách dạy trẻ, tránh việc trẻ thích bố hoặc mẹ hơn vì người này nghiêm khắc với trẻ còn người kia lại dễ dãi.
Nếu bố mẹ li dị, hãy cố gắng phân chia thời gian để ở bên cạnh chăm sóc trẻ hợp lý và đầy đủ. Ảnh Internet
  • Đối với trường hợp mẹ đơn thân : bạn nên gần gũi và thể hiện các phẩm chất bạn bè với con cũng như thường xuyên trò chuyện một cách cởi mở với trẻ để hiểu con hơn. Đồng thời bạn hãy vận động tình cảm của những người thân khác trong gia đình (như ông bà, cô, dì, chú bác…) và cả những người xung quanh (như bạn bè, thầy cô giáo…) để trẻ thấy mình luôn được yêu thương, quan tâm. Từ đó hạn chế được tình trạng trẻ nổi loạn hay bị lôi kéo rơi vào những tệ nạn xấu.
Nếu là mẹ đơn thân hãy gần gũi và thật cởi mở để hiểu con hơn. Ảnh Internet

Bạn có thể thấy tâm lý trẻ không có bố có thể phát triển khá phức tạp và rất dễ rơi vào những tình trạng có tính chất tiêu cực như rối loạn hay tệ nạn…Vì vậy để giúp trẻ phát triển tốt nhất mà ko bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu, người lớn chúng ta cần phải tinh tế và quan tâm một cách đầy đủ, đúng mực. Có như vậy, thì việc thiếu vắng người cha mới không bị trẻ xem là một khiếm khuyết của cuộc đời và nhờ đó con mới có thể phát triển một cách đúng đắn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận