Mang thai không những khiến phụ nữ cảm thấy hạnh phúc mà còn đôi khi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sổ mũi. Để giúp giảm triệu chứng này, bà bầu nên tăng cường dinh dưỡng, tạo điều kiện sống và làm việc trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Hơn nữa, đều đặn vận động, giữ ấm cơ thể và uống đủ nước cũng là cách hữu ích. Đừng quên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào.
Viêm mũi thai kỳ là một triệu chứng mẹ bầu thường gặp do hệ miễn dịch bị suy giảm.
Có khoảng 30% các bà bầu sẽ bị sổ mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ. Tuy nhiên, ngoài các trường hợp này mẹ bầu còn bị sổ mũi vì nhiều nguyên nhân khác như cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang…
Sổ mũi khiến mẹ bầu khó chịu do gây khó khăn cho hô hấp và mất vệ sinh.
Dưới đây là những điều mẹ cần biết về chứng sổ mũi trong thai kỳ nhé.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng sổ mũi thai kỳ.
Nguyên nhân và các biểu hiện ở sổ mũi thai kỳ
Nguyên nhân lớn nhất gây sổ mũi thai kỳ là chứng viêm mũi. Thường viêm mũi thai kỳ xuất hiện từ tháng thứ 2 và ngày càng nặng hơn cho đến những tháng cuối cùng. Sự gia tăng các estrogen trong thai kỳ khiến mũi bị sưng, đóng dịch nhầy và gây ra chứng viêm mũi.
Nhưng khi nguyên nhân nghẹt mũi do viêm mũi thì thường mẹ bầu chỉ nghẹt mũi mà không có thêm các triệu chứng khác.
Nếu sổ mũi đi kèm nhức đầu có thể là mẹ bầu bị cảm lạnh.
Nếu mẹ bầu bị sổ mũi cùng với các triệu chứng đi kèm như hắt hơi, đau họng, ho, đau đầu thì có thể mẹ đã bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh truyền nhiễm.
Còn nếu mẹ bị sổ mũi cùng với dịch mũi trong, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa tai thì nguyên nhân có thể là do mẹ bị dị ứng.
Cuối cùng mẹ cũng có thể bị sổ mũi nếu mắc phải chứng viêm xoang. Lúc này biểu hiện đi kèm là nước mũi có dịch vàng hoặc xanh và mẹ bầu bị đau vùng mặt, đau hàm cũng như giảm khả năng nhận biết mùi.
Xử lý khi mẹ bầu bị sổ mũi
Khi bị sổ mũi mẹ bầu cần quan sát thêm các phản ứng của cơ thể để xác định được nguyên nhân ban đầu của chứng sổ mũi để có thể khống chế bệnh.
Nếu chứng sổ mũi nghiêm trọng và kèm các dấu hiệu bệnh khác mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất. Mẹ không được tự ý dùng thuốc, nhất là ba tháng đầu vì lúc này thai nhi rất dễ bị tác động.
Nếu triệu chứng không đáng lo ngại mẹ bầu có thể tự chăm sóc và giảm khó chịu cho mũi bằng các cách sau:
– Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt nước hay phun xương xịt vào mỗi bên mũi để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng mẹ bầu cần dùng loại thuốc nhỏ được bác sĩ chỉ định an toàn cho thai phụ nhé.
– Khi nằm ngủ mẹ bầu nên kê cao gối hơn.
Nếu triệu chứng sổ mũi đáng lo ngại mẹ bầu nên khám bác sĩ.
– Mẹ cũng nên tránh những nơi có mùi khó chịu như khói thuốc, mùi sơn, nước hoa, rượu… vì chúng khiến kích ứng mũi.
– Môi trường có không khí ô nhiễm cũng là nơi mẹ bầu cần tránh xa.
– Mẹ bầu tăng cường tập thể dục trong bầu không khí trong lành để làm dịu chứng ngạt mũi.
– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hy vọng rằng những thông tin đã chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn hoặc người thân mang thai trong việc giảm triệu chứng sổ mũi. Đề nghị tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chăm sóc sức khỏe nào. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!