Dấu hiệu và cách nhận biết nhiễm độc thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

0
29

Nhiễm độc thai trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể xuất hiện dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, chóng mặt và nhức đầu. Để nhận biết, cần theo dõi các triệu chứng và thay đổi cảm giác cơ thể. Việc thăm khám thai sớm và theo dõi tại bác sĩ phụ sản là quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có nhiễm độc thai. Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng cách cũng giúp giảm triệu chứng nặng và bảo vệ sức khỏe thai phụ.

Nhiễm độc thai nghén (ốm nghén) trong 3 tháng đầu thai kỳ là một tình trạng bệnh lý, thường xảy ra từ tháng thứ nhất tới tháng thứ 3 trong quá trình mang thai. Hiện nay, nhiều thai phụ vẫn quan niệm ốm nghén là một hiện tượng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh lý trở nặng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người mẹ và thai nhi.

Các mẹ bầu hãy cùng Yêu Trẻ tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi các mẹ nhé!

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu mẹ bầu nên lưu ý

1. Thế nào là nhiễm độc thai nghén ?

Sau khi mang thai, đa số các thai phụ thường tăng tiết nước bọt, buồn nôn để báo hiệu cho cơ thể biết mình đã có thai (dân gian còn gọi là ốm nghén). Tuy nhiên, dấu hiệu nghén tăng lên có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt của thai phụ thì được gọi là nhiễm độc thai nghén nhẹ (nôn nhẹ).

Nếu tình trạng nôn nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi thì được gọi là nhiễm độc thai nghén nặng (bệnh nôn nặng). Hầu như các hiện tượng trên sẽ mất đi vào tháng thứ ba của thai kỳ, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Dấu hiệu tăng nghén ảnh hưởng tới sinh hoạt được gọi là nhiễm độc thai

Nguyên nhân gây bệnh:

Danh từ “Nhiễm độc thai nghén” xuất phát từ quan niệm đơn giản là khi người phụ nữ mang thai, chính sự phát triển của phôi và thai nhi trong tử cung đã “gây độc” cho cơ thể người mẹ.

  • Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa biết rõ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nên nhiều người cho rằng nhiễm độc thai kỳ có thể là do:
  • Có thể quá trình mang song thai, đa thai làm gia tăng lượng hormone HCG do thai nhi tiết ra dẫn tới thai phụ có triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều.
  • Cơ thể người mẹ coi thai nhi là một “protein lạ” đối với cơ thể, hệ miễn dịch của thai phụ sẽ phản ứng gây dị ứng, buồn nôn và nôn.
Sự phát triển của phôi, thai nhi trong tử cung dẫn đến nhiễm độc thai nghén ở cơ thể người mẹ
  • Những thai phụ từng bị tổn thương ở đường tiêu hóa như viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày, bệnh đường mật… sẽ nhạy cảm hơn khi mang thai dẫn tới hiện tượng nôn.

Tiếp đến, thai phụ sẽ bắt đầu buồn nôn và nôn, nôn thường xảy ra vào buổi sáng, khi ngửi thấy mùi thức ăn hay nghĩ về mùi vị của thức ăn. Lúc này, thể trạng của thai phụ gầy yếu, xanh xao, sút cân, thiếu máu và mệt mỏi do nôn nhiều, không ăn được. Ngoài ra, nôn nhiều có thể dẫn tới đau bụng do các cơ dạ dày bị kích thích khi nôn. Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì thai phụ có thể tiến triển sang tình trạng nặng hơn.

2. Dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Bệnh được chia làm 2 mức độ với các dấu hiệu cụ thể như sau:

2.1. Bệnh nôn nhẹ

Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy nhạt miệng, khó chịu và muốn ăn một loại thức ăn nào đó. Thai phụ sẽ thay đổi khẩu vị như sợ cơm, thèm chua hay bất kỳ một loại thức ăn bất thường nào đó.

Thai phụ mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng

2.2. Bệnh nôn nặng

Bệnh nôn nặng được chia làm 3 giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, thời gian và biểu hiện cụ thể ở các giai đoạn này chưa thật sự rõ ràng.

  • Giai đoạn nôn và suy kiệt

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 tới 6 tuần. Thai phụ nôn vào sàng sớm, liên quan tới bữa ăn, có thể tiến tới nôn suốt ngày, đang ngủ cũng phải dậy để nôn. Vùng bụng đau đớn do nôn nhiều, cơ thể thai phụ gầy mòn, hốc hác, mất nước dẫn tới rối loạn chất điện giải và rối loạn pH trong máu. Những dấu hiệu này cho thấy mẹ đã nhiễm độc thai nghén ở thể nhẹ và cần phải chú ý để chăm sóc sức khỏe bản thân.

Cơ thể thai phụ gầy mòn, mất nước dẫn tới rối loạn chất điện giải và rối loạn pH trong máu
  • Giai đoạn rối loạn chuyển hóa

Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.Thai phụ nôn nhiều và gần như là liên tục (Còn gọi là nôn khan vì trong dạ dày không còn gì để nôn). Thể trạng thai phụ: gầy gò, má lõm, mắt lõm, suy kiệt nặng…, mạch đập nhanh 100 – 120 nhịp/phút. Tinh thần thai phụ bất ổn: lo lắng, sợ hãi, bi quan, lo cho thai nhi trong bụng, lo cho bản thân mình…

  • Giai đoạn bất thường thần kinh

Đây là hậu quả của quá trình mất nước, rối loạn chất điện giải, rối loạn pH trong máu và suy dinh dưỡng kéo dài. Dấu hiệu nôn khan gần như không còn, thai phụ lâm vào cảnh tuyệt vọng, tinh thần hốt hoảng, có khi thai phụ bị hôn mê, mê sảng và co giật. Thở gấp 40 – 50 nhịp/phút, mạch đập nhanh trên 120 nhịp/phút và người mẹ có thể tử vong trong tình trạng này. Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi mẹ bị nhiễm độc thai nghén trong thời gian dài khi mang thai mà không hề biết hoặc chủ quan khi ốm nghén.

Nhiễm độc thai nghén trong thời gian dài gây nguy hiểm cho chính người mẹ và thai nhi

3. Phương pháp xử lý nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

3.1 Đối với các trường hợp nghén nhẹ

Khi bị nghén nhẹ ở giai đoạn đầu, các mẹ bầu nên nên ăn nhẹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn đồ ăn nguội để tránh kích thích dạ dày. Có thể dùng thuốc an thần và thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ nhưng phải thật sự hạn chế, không lạm dụng thuốc. Có thể dùng thuốc an thần và thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

3.2 Đối với các trường hợp nghén nặng

Đối với các trường hợp nghén nặng nên gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị nôn nghén kịp thời để tránh các diễn tiến nặng hơn, gia đình nên động viên, ổn định tinh thần và tư tưởng cho thai phụ. Thai phụ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để bù nước, bổ sung dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

Nên gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu nghén nặng để tránh các diễn tiến nặng hơn

4. Phòng bệnh

Vì chưa biết được nguyên nhân rõ ràng và cụ thể của nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ, nên các thai phụ cần thường xuyên theo dõi và quản lý thai nghén tốt. Khi mang thai, phụ nữ nên chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, khoáng chất…). Quan trọng nhất là thai phụ phải chú ý khám thai định kỳ để đảm bảo dấu hiệu bất thường nào cũng được theo dõi và điều trị.

Khám thai định kỳ để đảm bảo dấu hiệu bất thường nào cũng được theo dõi và điều trị trong thai kỳ

Trên đây là những kiến thức cơ bản về nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ mà Yêu Trẻ muốn chia sẻ với các mẹ bầu. Tình trạng thai nghén có thể là một bệnh lý nguy hiểm vì gây nhiều biến chứng cho người mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu đang gặp phải dấu hiệu nôn nhiều thì nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe của mẹ và bé.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo để nhận biết dấu hiệu nhiễm độc thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để chắc chắn, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận