Đánh giá cân nặng trẻ: Mẹ cần biết để theo dõi sự phát triển của bé

0
17

Bảng cân nặng trẻ có tác dụng tích cực, giúp mẹ đảm bảo hơn về sự phát triển bình thường của con qua từng giai đoạn. Việc thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng của bé qua bảng cân nặng sẽ giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của con mình rất cụ thể.

Trẻ phát triển tốt nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng của mẹ. Ảnh Internet

Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn về bảng cân nặng chiều cao cho bé. Mỗi bảng lại dựa trên một số liệu riêng và một tiêu chí đánh giá riêng. Do đó, khi lựa chọn bảng cân nặng nào, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ, để sử dụng phù hợp, trong quá trình theo dõi sự phát triển của con mình.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 – 5 tuổi, mà nhiều bố mẹ dùng để làm căn cứ, theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. Có 2 bảng cân nặng phổ biến, do tổ chức này cung cấp hiện nay đang được lưu hành rộng rãi là bảng cân nặng 2015 và bảng cân nặng 2017. Về bảng cân nặng 2017, mẹ có thể theo dõi chỉ số chi tiết như dưới đây. 

1. Bảng cân nặng trẻ theo WHO mới nhất 2017 cho bé từ sơ sinh đến 5 tuổi

Theo bảng cân nặng trên, một số thông tin cơ bản chúng ta cần nắm như sau:

  • Cột màu xanh lá cây: chuẩn trung bình của trẻ.
  • Cột màu vàng (Thiếu độ 1, Vượt độ 1): vẫn còn ở mức an toàn.
  • Màu da cam (Thiếu độ 2, Vượt độ 2): Ở mức độ nhẹ, bố mẹ cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống và vận động.
  • Màu đỏ đậm (Thiếu độ 3, Vượt độ 3): đang ở mức độ nguy hiểm (báo động). Bố mẹ cần xem lại chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Đưa bé đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thực đơn. Và vận động hợp lý cho bé.
  • Đơn vị tính là: kg (cân nặng) và cm (chiều cao)

Như vậy, khi xem bảng cân nặng như trên, đối chiếu với tình trạng cân nặng trẻ nhà mình ở hiện tại, mẹ có thể nhận biết được cân nặng bé có đáng lo ngại hay không như bé có thiếu cân, thừa cân hay thấp bé còi xương hay không. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra được giải pháp phù hợp, nhằm cải thiện tình trạng cân nặng chiều cao cho bé.

2. Các lưu ý giúp bé ăn ngon, tăng cân tốt đủ chuẩn theo bảng cân nặng chuẩn

Dựa bào bảng cân nặng trên, nếu mức sai số cân nặng của bé không lệch nhiều với bảng chuẩn, mẹ có thể tiến hành thay cải thiện dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày. 3 lưu ý cơ bản quan trọng sau đây sẽ giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh việc ăn uống cho con để có hiệu quả hơn:

  • Nếu là trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, để hấp thu tốt nhất lượng sữa non giàu dinh dưỡng của mẹ và tắm nắng thường xuyên cho trẻ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu để con nhận toàn bộ dưỡng chất và kháng thể tốt nhất từ sữa mẹ. Nguồn dưỡng chất và kháng thể này được xem như nền tảng cho sự phát triển thể chất và kháng bệnh cực tốt của con ở giai đoạn hiện tại lẫn thời gian sau đó.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn dặm phù hợp và đúng cách. Giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.
  • Với trẻ trên 1 tuổi tốc độ tăng cân chậm lại khoảng từ 200-300g mỗi tháng. Mẹ nên thực hiện đa dạng các món ăn để trẻ tập quen dần với thức ăn của người lớn. Luôn cho trẻ thử những thực phẩm mới, để con tiếp cận nguồn thực phẩm đa dạng có nguồn dinh dưỡng phong phú, cần thiết cho nhu cầu của trẻ ở giai đoạn này trở đi. 
Trong khẩu phần ăn cho bé cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm – Ảnh Internet
  • Khi bé bước vào tuổi mẫu giáo, trong khẩu phần ăn cần có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc; hay các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì; thực phẩm giàu protein và canxi như thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu, hải sản, trứng…; và các chế phẩm khác từ sữa.
  • Khuyến khích bé vận động bằng các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, xà đơn, bơi lội,… tạo điều kiện cho hệ cơ xương phát triển.
  • Chăm sóc giấc ngủ của trẻ, vì chất lượng giấc ngủ của trẻ em cũng góp phần đảm bảo cho việc đạt cân nặng chuẩn. Đây là điều có thể thực hiện và hoàn toàn nằm trong tầm tay của mẹ. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ; ngủ ngon, ngủ sâu sẽ kích thích hormone tăng trưởng làm tăng chiều cao và cân nặng, cũng như phát triển trí thông minh của trẻ.

3. Bảng chiều cao cân nặng lý tưởng theo chuẩn WHO cho trẻ từ 0-10 tuổi

3.1 Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng

  • Có 3 cột chính: “Bé trai, Tháng tuổi, Bé gái”. Mẹ xem bằng cách gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con.
  • TB: Đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: suy dinh dưỡng (thiếu cân) hoặc thấp còi xương
  • Trên +2SD: thừa cân (béo phì) hoặc cao vượt mức

3.2 Lưu ý

Để theo dõi sự phát triển của trẻ các mẹ phải thường xuyên cân và đo chiều cao cho trẻ. Nhất là giai đoạn trẻ từ 1- 3 tuổi.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: cân và đo cho trẻ mỗi tháng một lần.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: sẽ kéo giãn thời gian cân đo 2 tháng một lần.
  • Và với trẻ trên 3 tuổi: 3 tháng cân đo 1 lần.
Bí quyết dinh dưỡng cho bé ăn ngon, ngủ ngon- Ảnh Internet

Bí quyết dinh dưỡng đạt chuẩn theo đúng bảng chiều cao cân nặng lý tưởng cho bé đó là, bổ sung đầy đủ protein (chất đạm), lysin, canxi, vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm, iốt trong thức ăn hàng ngày. Các loại vitamin và khoáng chất này có hầu hết trong rau củ quả, thịt, trứng, cá và sữa. Mẹ có thể cân đối thực đơn, cho con ăn uống khoa học để luôn đủ chất. Không ép trẻ ăn và cũng đừng quên kích thích bé vận động, cho bé tập luyện thể dục thể thao và ngủ đủ giấc. 

Chúng ta đều biết một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sẽ dẫn đến hậu quả không chỉ là cân nặng chiều cao không đạt chuẩn, mà còn giảm khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, kìm hãm hay làm chậm sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh luôn cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách, khoa học. Và, bảng cân nặng trẻ được đề cập chia sẻ như trên, sẽ góp phần làm bố mẹ yên tâm hơn, vì chúng ta có một chỉ số làm chuẩn, có cơ sở để chăm sóc trẻ tốt hơn, đảm bảo cho con một cơ thể khỏe mạnh, cùng một thể trạng lý tưởng.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận