Chăm sóc sức khỏe sau sinh không chỉ quan trọng cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến việc chăm sóc con. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy về việc chăm sóc sức khỏe sau sinh để giúp các bà mẹ yên tâm và tự tin hơn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.
Sản dịch sau sinh có thể chúng ta đều biết nhưng hiểu về sản dịch sau sinh và những lưu ý cần thiết thì không phải chị em nào cũng rõ. Thời điểm chào đón con yêu chào đời, cũng chính là lúc mẹ bắt đầu đối mặt với những vấn đề khó chịu, đầu tiên phải kể đến là sản dịch sau sinh. Dù đây là biểu hiện bình thường của các sản phụ, tuy nhiên, chị em cũng cần hết sức lưu ý, để nếu phát hiện những vấn đền bất thường, còn xử lý kịp thời, nhằm tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.
1. Về sản dịch sau sinh =”fr”>
Sau khi sinh xong, tử cung của các mẹ sẽ bắt đầu co bóp để thu hồi lại kích thước ban đầu. Quá trình này làm các tế bào niêm mạc tử cung bong ra cùng với những cục máu nhỏ và chất nhầy tử cung được tống ra ngoài qua đường âm đạo. Lượng dịch được tống ra ngoài chính là sản dịch sau sinh. =”fr”>
Sản dịch sau sinh thường có màu đỏ tươi kèm cục máu đông nhỏ khoảng 2-3 ngày đầu sau sinh. Tiếp theo đó từ 4-8 ngày sản dịch sẽ có màu loãng hơn hơi giống máu cá. Từ ngày 8-12 sản dịch sẽ có màu hồng nhạt hoặc màu trong và kéo dài từ 2-3 tuần. Sản dịch sau sinh sẽ hết nhanh ở những mẹ cho con bú vì khi cho bé bú sẽ kích thích tử cung co bóp và tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Đối với mẹ sinh mổ thì lượng sản dịch sẽ ít hơn các mẹ sinh thường. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sản dịch sau sinh có thể kéo dài 20 cho đến 45 ngày.
2. Những bất thường về sản dịch sau sinh
Tình trạng bất thường liên quan đến sản dịch sau sinh có thể là:
- Sản dịch ra ngày càng nhiều khiến mẹ phải thay băng mỗi giờ và màu càng đậm, có những cục máu to như quả bóng golf.
- Sản dịch màu đỏ tươi, hoặc màu nâu đất kéo dài kèm theo mùi hôi (lưu ý: sản dịch bình thường có mùi tanh của máu nhưng không hôi) khiến mẹ đau dụng dưới, sốt và ớn lanh.
- Sản dịch hết nhanh kèm theo tình trạng bị trướng bụng, đau bụng dưới.
Ở thời kỳ hậu sản, các mẹ thường có nguy cơ như bế sản, sót nhau, băng huyết, nhiễm trùng….Vì vậy, mẹ luôn cần để ý sản dịch sau sinh nhé. Nếu tình trạng của mẹ giống các trường hợp điển hình nêu trên, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
3. Các sai lầm khiến tình trạng sản dịch sau sinh trở nên bất thường
3.1 Nằm quá nhiều và ít vận động
Nằm nhiều và ít vận động là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng sản dịch. Vì khi nằm nhiều, sản dịch không thoát ra ngoài được. Do đó sau sinh các mẹ nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian (thời gian nghỉ ngơi sau sinh của các mẹ sinh thường từ 8-10 giờ và sinh mổ là 24 giờ), rồi nên vận động sớm, đi lại nhẹ nhàng để giúp tử cung tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
3.2 Quấn bụng/ nịt bụng quá sớm
Quấn bụng, nịt bụng quá sớm cũng gây nên không ít phiền toái cho mẹ. Việc nịt bụng khiến cho sản dịch sau sinh không thoát ra được và ứ đọng quá lâu, dễ gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho mẹ. Mẹ đừng vì chút suy nghĩ nôn nóng nhất thời, muốn quấn bụng ngay để lấy lại vóc dáng, vòng eo thon gọn mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mình sau này nhé.
3.3 Dùng tampon
Sau sinh, mẹ dùng tampon hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Vì thế, các mẹ hãy sử dụng băng vệ sinh bình thường và không nên dùng tampon nhé. Tốt nhất nên thay băng khoảng 3-4 tiếng một lần. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho mình, để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
Tóm lại, các mẹ phải luôn tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ trong thời kì hậu sản và hãy để ý đến tình trạng sản dịch sau sinh của mình, để có thể sớm phát hiện những bất thường, nhằm có hướng xử lý kịp thời.
Hy vọng với những thông tin cùng lưu ý cơ bản liên quan đến sản dịch sau sinh đã chia sẻ như trên, sẽ giúp các mẹ nắm rõ hơn và chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn. Chúc các mẹ bỉm sữa luôn khỏe mạnh, hãy luôn chăm chút cho bản thân chu đáo, để tránh xa được những phiền toái có thể xảy ra ở thời kỳ hậu sản nhé.
Thanh Ngân tổng hợp
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết về chăm sóc sức khỏe sau sinh. Hãy luôn chăm sóc bản thân và tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn uy tín để có một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh và hạnh phúc.