Chăm sóc rối loạn cảm xúc ở trẻ em để hướng tới cuộc sống tích cực

0
23

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em gây nên tình trạng căng thẳng trong các mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Bởi trẻ không thể hoặc một phần không hiểu đúng cảm xúc của mình và người khác. 

Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm của con người trước những sự vật, hiện tượng xung quanh. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của con người, các cảm xúc khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta theo những cách khác nhau.

1.  Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Trẻ không hiểu cảm xúc của mình và người khác – Ảnh Internet

Hiện vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân chính xác gây nên rối loạn cảm xúc ở trẻ em. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động của một số chất dẫn truyền trong não có thể là nguyên nhân gây nên rối loạn.

Một số chất hóa học trong não chịu trách nhiệm cho những cảm xúc tích cực. Một số khác gọi là chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ điều hòa các chất ảnh hưởng đến tâm trạng một người. Rối loạn cảm xúc có thể có nguyên nhân từ sự không cân bằng các chất hóa học này, do bẩm sinh hoặc có yếu tố từ từ môi trường tác động (những sự kiện không được kỳ vọng, căng thẳng mãn tính,…).

Rối loạn cảm xúc có thể tiếp nối trong gia đình bởi nhiều yếu tố từ kiểu gen và môi trường. Nếu người mẹ có rối loạn cảm xúc thì nguy cơ người con gái mắc rối loạn cao hơn, nếu người bố có rối loạn cảm xúc thì đứa con trai có nhiều nguy cơ mắc rối loạn.

Mọi người đều có cảm giác buồn hay trầm cảm không lúc này thì lúc kia. Nhưng rối loạn cảm xúc thì căng thẳng và khó kiểm soát hơn những cảm xúc tiêu cực thông thường. Trẻ em mà bố mẹ mắc rối loạn cảm xúc có nguy cơ mắc rối loạn cao hơn. Những sự kiện cuộc sống hay căng thẳng có thể làm gia tăng cảm giác buồn và trầm cảm, khiến cho những cảm xúc tiêu cực đó trở nên khó kiểm soát hơn.

Thỉnh thoảng, các vấn đề cuộc sống có thể kích hoạt những cảm xúc tiêu cực như: Bị đuổi việc, ly hôn, mất người yêu, mất mát người thân trong gia đình, khó khăn về tài chính. Nhiều sự kiện và căng thăng trong cuộc sống, có thể khiến cho những cảm xúc tiêu cực trở nên khó kiểm soát hơn, phụ thuộc vào khả năng đối phó và phục hồi của từng người.

2. Những dạng rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường gặp

Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ – Ảnh Internet

Dưới đây là những dạng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất ở trẻ em:

  • Rối loạn trầm cảm chính (Major Depression): Tâm trạng chán nản, cáu kỉnh hoặc sụt giảm đáng kể sự quan tâm, niềm vui trong các hoạt động bình thường. Triệu chứng kéo dài trong một thời gian ít nhất 2 tuần.
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent depressive disorder hay là dysthymia): Tâm trạng buồn, chán nản kéo dài như một triệu chứng mãn tính trong ít nhất một năm.
  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder): Có các giai đoạn hưng cảm (giai đoạn tâm trạng dâng cao liên tục), xen lẫn với các giai đoạn trầm cảm (giai đoạn tâm trạng phẳng lặng, chán nản).
  • Rối loạn xáo trộn cảm xúc (Disruptive mood dysregulation disorder): Sự khó chịu dai dẳng và không có khả năng kiểm soát hành vi được thể hiện ở trẻ dưới 18 tuổi.
  • Rối loạn tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysmorphic disorder): Bao gồm các triệu chứng của buồn chán, khó chịu và căng thẳng trước thời kỳ hành kinh.
  • Rối loạn cảm xúc do tình trạng sức khỏe (Mood disoeder due to a general medical condi-tion): Có nhiều bệnh về y tế (ung thư, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh mãn tính,…) có thể ra những triệu chứng cảm xúc tiêu cực.
  • Rối loạn cảm xúc do chất gây nghiện (Substance-indueced mood disorder): Triệu chứng buồn chán xuất hiện do ảnh hưởng của thuốc hoặc các hình thức điều trị y tế khác, lạm dụng ma túy hoặc tiếp xúc với các chất độc.

3. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn chán – Ảnh Internet

Phụ thuộc vào kiểu rối loạn cảm xúc mà trẻ biểu hiện các triệu chứng cảm xúc tiêu cực khác nhau. Sau đây là những triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn cảm xúc mà trẻ có thể có:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn chán
  • Cảm thấy mất hy vọng hay bất lực
  • Có ý thức về giá trị bản thân thấp (low self – esteem)
  • Cảm thấy không thỏa mãn (inadequate)
  • Cảm thấy tội lỗi quá mức
  • Cảm thấy muốn chết
  • Mất hứng thú trong các hoạt động bình thường hay các hoạt động mà trước đây từng yêu thích
  • Khó khăn trong các mối quan hệ
  • Rối loạn giấc ngủ ( mất ngủ hoặc bị chứng đau nữa đầu).
  • Khẩu vị hay cân nặng thay đổi 
  • Khó tập trung
  • Tụt giảm năng lượng
  • Giảm khả năng ra quyết định
  • Có ý nghĩ hoặc cố gắng tự tử
  • Thường có những phàn nàn về cơ thể (đau đầu, đau bụng, mệt mỏi)
  • Bỏ nhà hoặc đe dọa bỏ nhà
  • Khó chịu, thù hằn, gây hấn

Trẻ thường cáu giận – Ảnh Internet

Những cảm xúc này xuất hiện với tần suất và cường độ nhiều hơn so với cảm xúc thông thường. Cần lưu ý là chúng khiến trẻ gặp khó khăn khi tham gia cùng bạn bè và cản trở các hoạt động thông thường hàng ngày.

Những biểu hiện khác có thể xuất hiện như:

  • Khó đạt các thành tích trong học tập
  • Thường cáu giận
  • Gặp vấn đề với gia đình
  • Mối quan hệ khó khăn với bạn bè và mọi người
  • Hành vi ương nghạnh

Triệu chứng của rối loạn cảm xúc có thể giống với biểu hiện của các rối loạn tâm thần khác. Vì vậy, điều quan trọng là cần đưa trẻ đến những trung tâm chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán chính xác.

4. Điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong bất lỳ tiến trình điều trị nào – Ảnh Internet

Kế hoạch điều trị cụ thể dành cho trẻ có rối loạn cảm xúc, sẽ được xác định bởi chính chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ dựa trên những cơ sở như:

  • Độ tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe tổng quát và lịch sử các vấn đề sức khỏe
  • Phạm vi hay mức độ của các triệu chứng
  • Loại rối loạn cảm xúc trẻ mắc
  • Khả năng chịu đựng những can thiệp y khoa và các liệu pháp tâm lý của trẻ
  • Ký vọng đặt ra khi tham gia điều trị
  • Quan điểm cá nhân và sở thích của trẻ và gia đình.

Thường thì can thiệp có thể phát huy tác dụng với trẻ có rối loạn cảm xúc. Công việc trị liệu phụ thuộc vào sự hiểu biết và đánh giá của trẻ và gia đình. Trị liệu có thể bao gồm:

  • Thuốc (có hiệu quả hơn khi kết hợp với các liệu pháp tâm lý)
  • Can thiệp tâm lý (thường là liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi hay tri liệu liên cá nhân – interpersonal therapy) tập trung làm thay đổi những quan điểm lệch lạc của trẻ về chính bản thân và môi trường xung quanh. Các nhà trị liệu sẽ làm việc với những mối quan hệ khó khắn của trẻ, xác minh những yếu tố gây khó khăn trong môi trường trẻ sống và tìm cách giúp trẻ tránh những yếu tố đó.
  • Liệu pháp gia đình
  • Phối hợp với trường học trong giáo dục trẻ có rối loạn

Đều quan trọng là cha mẹ luôn đóng vai trò chính yếu trong bất kỳ một tiến trình trị liệu nào.

5. Phòng ngừa rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ ngay từ sớm – Ảnh Internet

Thiết kế các hoạt động phòng ngừa để giảm thiếu tỷ lệ rối loạn cảm xúc ở trẻ em không được biết đến nhiều trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, bảo vệ và can thiệp sớm cho trẻ có thể giảm được nhiều triệu chứng và thúc đẩy sự phát triển bình thường cho các em. Việc can thiệp sớm còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ có rối loạn.

Cảm xúc là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà rối loạn cảm xúc ở trẻ em có thể sẽ khiến cho các em gặp nhiều đau khổ hơn so với những trẻ khác. Chúng ta cần quan tâm và thấu hiểu để giảm bớt gánh nặng các em đang phải đối mặt trong cuộc sống.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận