Việc vắt sữa bằng tay có thể không hiệu quả bằng việc sử dụng máy vắt sữa. Tuy nhiên, nếu bạn cần vắt một lượng nhỏ sữa hoặc ở những tình huống khẩn cấp, vắt sữa bằng tay vẫn là lựa chọn tốt. Đảm bảo rửa sạch tay và tay vắt sữa trước khi bắt đầu để tránh vi khuẩn.
Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Vì, thực tế cũng có không ít các bé không chịu ti mẹ mà chỉ thích ti bình, khiến mẹ bắt buộc phải dùng tay vắt sữa ra bình để cho bé bú. Điều này ít nhiều cũng khiến mẹ không tránh khỏi băn khoăn. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vân đề này qua nội dung chia sẻ ngay sau đây xem sao nhé.
1. Lợi ích của việc vắt sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp con có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, tiêu hoá tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, gắn kết tình cảm mẹ con,…Tuy nhiên, có những bé không chịu ti mẹ và chỉ muốn bú bình, vì vậy để đảm bảo con được hưởng những lợi ích của sữa mẹ, các mẹ phải vắt sữa để trẻ có thể nhận được những dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ.
Với các bé bú mẹ, việc vắt sữa cũng có một số lợi ích nhất định chẳng hạn như, mẹ vắt bỏ bớt sữa đầu để con nhận được nguồn sữa giàu chất béo hơn sau đó, hoặc vắt bớt sữa thừa để giúp mẹ tránh được tình trạng ứ đọng, tắc tia sữa. Trường hợp vắt sữa cũng có lợi ích khác nữa ví dụ khi các mẹ có việc ra ngoài hay đi làm không thể cho bé bú được, thì việc vắt sữa giúp duy trì được nguồn sữa cho con, khiến con vẫn có đủ sữa mẹ để bú khi không có mẹ ở nhà.
Như vậy, việc vắt sữa mẹ thực tế có nhiều lợi ích. Ngày nay, để vắt sữa các mẹ có thể dùng tay hoặc các loại máy hút sữa chuyên dụng để để vắt sữa cho con. Và, việc vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không còn phụ thuộc vào việc mẹ vắt sữa có đúng cách. Điều này cũng tương tự như khi dùng máy vắt sữa, nếu mẹ dùng đúng cách thì mới vắt được nhiều, nếu không thì rất vất vả, mà lượng sữa vắt ra cũng không như mẹ hình dung trước đó.
2. Hướng dẫn vắt sữa bằng tay
Để vắt sữa bằng tay đúng cách tránh làm mất sữa, các mẹ hãy chuẩn bị ly hay bình sữa đã được tiệt trùng và để ráo. Nếu các mẹ vắt sữa để dành trữ đông thì cần chuẩn bị thêm túi đựng sữa chuyên dụng nữa nhé.
Cách vắt sữa bằng tay:
- Trước khi tiến hành vắt sữa các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ ngực và đầu ti. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn.
- Các mẹ nên chọn ngồi hay đứng ở tư thế nào các mẹ có thể cảm thoải mái nhất, sau đó các mẹ để ly hay bình sữa để ở gần vú.
- Đầu tiên, các mẹ đặt ngón tay trỏ ở bên dưới bầu vú còn ngón tay cái thì ở trên bầu vú đặt làm sao đối diện với ngón trỏ.
- Tiếp theo, các mẹ nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Sau đó dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra và dùng bình/ ly để hứng sữa.
- Các mẹ tiếp túc lặp lại thao tác trên. Khi các mẹ đã thực hiện thành thạo thì sữa sẽ ra nhiều hơn, đều hơn và có thể bắn thành tia.
3. Những lưu ý khi vắt sữa bằng tay
- Khi thực hiện các mẹ cần làm với lực vừa phải, tránh bóp mạnh gây tổn thương ngực mà lại không có sữa.
- Đảm bảo thời gian mỗi lần vắt sữa là từ 20 đến 30 phút không được nhiều hơn hay ít hơn thời gian trên.
- Duy trì việc vắt sữa đều đặn từ 2 đến 3 tiếng/lần nếu mẹ không cho con bú thường xuyên được để kích thích sữa tiếp tục sản xuất không làm mất sữa.
- Trước khi vắt sữa 15 phút nên uống 1 ly nước ấm để sữa xuống nhanh hơn.
- Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ở nhiệt độ phòng dưới 26 độ là 4 tiếng, trong ngăn mát tủ lạnh 48 tiếng, ngăn đá tủ lạnh từ 1 đến 3 tháng.
Tóm lại, vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không phụ thuộc vào cách mẹ thực hiện, cho nên các mẹ hãy lưu ý thực hiện đúng cách. Ngoài ra, các mẹ nên giữ tinh thần vui vẻ, ăn uống đầy đủ cũng giúp sữa nhiều, mà lại chất lượng nữa đấy. Chúc các mẹ có nguồn sữa dồi dào và giàu dinh dưỡng cho các thiên thần nhỏ của mình nhé.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Việc vắt sữa bằng tay có thể là phương pháp tự nhiên và hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh và hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng các công cụ và phương pháp hợp lý. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.